【ti le bd hom nay】Bước chuyển lớn của lực lượng quản lý thị trường
Đảm nhiệm nhiều trọng trách lớn
Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT - cho biết,ướcchuyểnlớncủalựclượngquảnlýthịtrườti le bd hom nay những khó khăn, đặc thù ngành QLTT dường như chưa bao giờ dừng lại. Nếu như năm 2019, QLTT huy động toàn lực lượng tham gia dịch tả lợn châu Phi; đến năm 2020 - 2021, tiếp tục dồn lực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiệm vụ, trọng trách lớn là vậy, song công tác chuyên môn về chống hàng giả, hàng nhái của lực lượng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Minh chứng rõ nét đó là, sau hơn 3 năm "nâng cấp" lên thành Tổng cục QLTT, lực lượng QLTT đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc có quy mô "khủng", trải dài từ Bắc đến Nam, đưa nhiều đối tượng vi phạm về hàng giả, hàng nhái ra ánh sáng. Riêng năm 2021, lực lượng QLTT phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm; ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng (xử phạt vi phạm hành chính gần 244 tỷ, ước tiền bán hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tịch thu trên 186 tỷ đồng). Nhiều vụ việc lớn, kéo dài trong nhiều năm đã được phát hiện, như: QLTT phối hợp lực lượng công an xử lý tổng kho buôn lậu hàng hóa tại TP. Lào Cai; kho hàng giả 13.726 sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng gồm 123.425 sản phẩm, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ gia dụng và rượu... Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19, lực lượng QLTT thu giữ hàng nghìn sản phẩm vật tư y tế; thuốc phòng, trị Covid-19 có dấu hiệu nhập lậu, giả nhãn hiệu…
Mặc dù đã đạt những kết quả nhất định, song ông Trần Hữu Linh cho rằng, những con số này vẫn chưa phản ánh hết thực trạng hiện nay, bởi đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, manh động, trong khi đó, lực lượng QLTT mỏng, địa bàn quản lý rộng và kiêm thêm nhiều nhiệm vụ khác. Giữa năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, lệnh giãn cách xã hội khiến việc lưu thông hàng hóa trên cả nước gặp nhiều khó khăn, lực lượng QLTT đã "xông pha" trên tuyến đầu kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện hàng trăm vụ và tạm giữ nhiều đối tượng lợi dụng phương tiện được hoạt động trong "luồng xanh" để chở hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc. Cùng đó, không thể không nhắc đến sự hy sinh của một công chức Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã bị phơi nhiễm Covid-19 khi thực hiện công vụ tăng cường trực chốt phòng, chống dịch. Đây là tấm gương của công chức QLTT khi thi hành công vụ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giúp hàng hóa lưu thông thông suốt. Trong đợt dịch bệnh, lực lượng QLTT còn góp phần giúp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thậm chí một số điểm còn trực tiếp bán nông sản cho bà con.
Nền tảng hướng tới lực lượng chính quy - chuyên nghiệp - hiện đại
Mặc dù đảm nhận trọng trách lớn, triệt phá nhiều vụ nổi cộm, điển hình, song QLTT lại là lực lượng duy nhất chưa có trường đào tạo bài bản chính quy. Vì vậy, để hướng tới 6 chữ vàng "chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại" mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, năm 2021 đã chứng kiến một bước ngoặt lịch sử, khi lần đầu tiên sau 64 năm thành lập, lực lượng QLTT đã chính thức được đào tạo chính quy, bài bản thông qua sự phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chia sẻ về bước ngoặt này, ông Trần Hữu Linh cho biết, đào tạo đại học về QLTT là định hướng chiến lược, quan trọng của lực lượng QLTT giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 - điều kiện tiên quyết để phát triển lực lượng QLTT theo hướng chính quy - chuyên nghiệp - hiện đại.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa |
Ngay sau khi hoàn thành được mục tiêu này, vị tư lệnh ngành QLTT cũng vui mừng chia sẻ, vào đúng dịp kỷ niệm 64 năm thành lập ngành (3/7/2021), toàn lực lượng đã chính thức thay màu áo đồng phục mới. Màu áo "xanh dương" được thay cho màu "cỏ úa", như một biểu hiện cho sự tươi mới, năng động và tin cậy của lực lượng vốn giữ trọng trách lớn trong công cuộc phòng, chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.
Không chỉ dừng lại ở những thay đổi này, trước bối cảnh nền kinh tế số dần thay thế thương mại truyền thống, việc bổ sung thêm nhân lực, trang thiết bị làm việc cho lực lượng QLTT là những yêu cầu vô cùng cấp bách. Đến nay, lực lượng QLTT đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác QLTT, đặc biệt là hệ thống xử lý vi phạm hành chính (Hệ thống INS). Đây là phần mềm được xây dựng nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT. "Việc chuẩn hóa dữ liệu và lượng hóa các quy trình trên hệ thống INS sẽ mang lại hiệu quả trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường như hệ thống xử lý vi phạm hành chính, hệ thống quản lý chứng từ điện tử, phân biệt hàng thật, hàng giả đã được chuẩn hóa các dữ liệu về đối tượng vi phạm, quản lý địa bàn, góp phần lớn vào công tác xử lý vi phạm hành chính theo hướng chuyên nghiệp. Theo kế hoạch, từ đầu năm 2022, lực lượng QLTT sẽ áp dụng ấn chỉ điện tử trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm"- ông Trần Hữu Linh cho biết.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phương thức, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi. Xác định nhiệm vụ năm 2022 sẽ rất nặng nề, song vị tư lệnh QLTT vẫn nhắc nhở các công chức của mình phải giữ được "cái đầu lạnh" của người làm nhiệm vụ ở điểm nóng. Thực tế, thời gian qua, đã có một số sự việc đáng tiếc xảy ra, khi một số cán bộ, công chức QLTT vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, cũng như kiên quyết loại bỏ những cá nhân tha hóa, tiếp tay cho tội phạm, Tổng cục QLTT đã xây dựng Quy tắc ứng xử của công chức, người lao động trong lực lượng QLTT. Đây sẽ là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi công chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Đồng thời, là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của công chức, người lao động.
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT tin tưởng, công chức trong lực lượng QLTT sẽ có được sự sáng suốt, minh mẫn, tư duy tầm nhìn mang tính thời cuộc để tận dụng được cơ hội đưa lực lượng QLTT lớn mạnh hơn nữa, xứng đáng với vai trò, sứ mệnh mà Bộ Công Thương cũng như Chính phủ kỳ vọng và giao phó. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Triển khai sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu HĐND các cấp tỉnh Bình Dương
- ·AIPA 42: Đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
- ·TP.HCM chuẩn bị giải pháp tăng cường thực hiện Chỉ thị 16
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·TP.HCM tiếp tục giãn cách, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố
- ·‘Lớn nhanh’ như Taseco
- ·Những chuỗi cà phê lớn nhất thị trường đang kinh doanh như thế nào?
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Phường đoàn An Bình (TP.Dĩ An): Phối hợp tuyên truyền tiết kiệm điện tại nhà trọ
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Đằng sau dòng tiền 2.258 tỷ đồng của 3 doanh nghiệp ‘vô danh’
- ·HDBank không còn là cổ đông lớn của OGC
- ·Phú Yên hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng dịch Covid
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Kế hoạch 5 năm 2021
- ·Thành đoàn Dĩ An: Tổ chức hội thi “Giáo viên phụ trách Đội giỏi”
- ·Hội Nông dân TP.Thuận An: Ra quân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·6 tháng đầu năm 2020, HBI làm ăn ra sao?