【kq bd 24h】Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,5
Kinh tế tăng tốc trở lại trong quý III
Theo WB, sau khi rơi vào suy thoái kỷ lục trong quý II/2020 với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,39%, tăng trưởng đã phục hồi và tăng lên đến 2,62% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý III. Tổng thể, nền kinh tế tăng trưởng 2,1% trong 9 tháng đầu năm 2020. Con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng đạt 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Các ngành công nghiệp tăng trưởng 3,08% từ tháng 1 đến tháng 9, tiếp theo là nông nghiệp (1,84%) và dịch vụ (1,37%). Ngành dịch vụ có sự sụt giảm lớn nhất vì cuộc khủng hoảng Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến cả ngành du lịch và giao thông vận tải. Số lượng khách du lịch nước ngoài giảm 70% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ phục hồi kinh tế vững chắc hơn do tăng trưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trong tháng 9 so với tháng 8. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4% (so với cùng kỳ tháng trước) và 4,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 9, tăng từ mức 2,1% (so với cùng kỳ năm trước) được ghi nhận vào tháng 8 năm 2020.
Tăng trưởng nguồn thu từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hồi phục lên mức 2,2% (so với cùng kỳ tháng trước) trong tháng 9 và tăng 5,3% so với tháng 9 năm 2019, tương tự như tháng 7. Doanh thu bán hàng qua đường bưu điện là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong tiểu ngành này. Du lịch và vận tải hành khách trong nước đang trên đà tăng trở lại.
Thặng dư thương mại hàng hóa đạt mức kỷ lục 16,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, một phần nhờ mức thặng dư 2,8 tỷ USD trong tháng 9. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 8% (so với cùng kỳ tháng trước), trong khi hàng nhập khẩu tăng 10,7% so với tháng 8. Các đơn vị xuất khẩu trong nước tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ - tăng 20,2% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019 - còn các đơn vị xuất khẩu nước ngoài giảm 2,9%.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 9 đã tăng trở lại mức tháng 4 và tháng 5 sau khi sụt giảm trong tháng 8. Giá trị vốn FDI hồi phục trong tháng 9, tăng từ mức 720 triệu USD trong tháng 8 lên đến 1,65 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng số vốn FDI cam kết giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2019. Đây vẫn là kết quả rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30 -40% theo dự báo mới nhất của UNCTAD.
Đồng thời, lạm phát tiếp tục giảm. Lạm phát giảm so với tháng 7 và tháng 8, ở mức 3,2% (so với cùng kỳ năm trước) cho tháng 9, phản ánh sự ổn định trong ngắn hạn của giá thực phẩm, năng lượng và giao thông.
Lưu ý sự thu hẹp của dư địa tài khóa
Theo WB, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã tăng tốc trở lại trong quý III, dư địa tài khóa lại đang bị thu hẹp do chi tiêu đầu tư phát triển tăng mạnh và nguồn thu giảm. Kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid-19, Chính phủ đã chuyển từ chính sách tài khóa thắt chặt sang ngược chu kỳ, với mục tiêu hạn chế chi phí ngắn hạn đối với nền kinh tế và kích thích phục hồi.
Do đó, tổng thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2020 tăng 40,1% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này một phần là do tốc độ giải ngân đã được cải thiện tích cực, chiếm 57,2% tính đến tháng 9 năm 2020 (số liệu giải ngân năm 2019 là 45,1%).
Với thanh khoản dồi dào trên thị trường trong nước, Kho bạc Nhà nước đang vay trong nước với lãi suất hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu vốn của Chính phủ. Tính đến thời điểm hiện tại, Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 236,34 nghìn tỷ đồng từ thị trường trong nước. Trong phiên đấu giá gần đây nhất vào đầu tháng 10, lãi suất trung bình là 2,66%, giảm 0,3% so với phiên đấu giá trước đó vào ngày 30 tháng 9, cho các kỳ hạn từ 15 đến 30 năm.
Tín dụng của cả nền kinh tế tiếp tục tăng khiêm tốn, khoảng 10,2% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 9, gây áp lực ngày càng lớn lên những ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với lợi nhuận giảm dần.
Do tiền gửi của khách hàng tiếp tục tăng nhanh hơn, ở mức 12,4% so với tháng 9/2019, thanh khoản vẫn dồi dào trên thị trường tài chính trong nước. Các ngân hàng ngần ngại cấp tín dụng là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm và rủi ro cao hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cho dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng các điều kiện cho vay trong những tháng gần đây.
Tính đến tháng 9, nợ xấu theo báo cáo vẫn ở mức thấp (ước tính khoảng 1,63% tài sản của các ngân hàng), một phần là do quy định của NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số thông tin từ 17 ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, cả tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ròng của các ngân hàng đều giảm dần trong những tháng gần đây, gây áp lực ngày càng lớn lên ngành ngân hàng.
Cũng theo WB, trong tương lai, sự phục hồi kinh tế dường như đang được củng cố và trở nên sâu rộng hơn, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5 - 3,0% vào năm 2020. Tuy nhiên, do những bất định trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh trong nước và quốc tế, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu rủi ro mà lĩnh vực tài chính công và khu vực tài chính đang phải đối mặt./.
Thảo Miên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·6 nhóm giải pháp trọng tâm để phát triển công nghiệp
- ·Ông bố phản ứng cực nhanh cứu con nhỏ thoát nạn
- ·Ngân hàng cạnh tranh gay gắt về phí dịch vụ
- ·Cả nước có 561 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động
- ·Nghị viện châu Âu phê chuẩn cuối cùng đối với khuôn khổ pháp lý nhằm kiểm soát AI
- ·Diễn đàn Vũ trụ Châu Á TBD năm tới sẽ diễn ra tại Hà Nội
- ·Hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, phát triển nhân lực chất lượng cao
- ·Thừa Thiên Huế sẽ sàng hợp tác phát triển các dự án chuyển đổi số, đô thị thông minh
- ·TP.HCM: Để mở cửa trở lại, cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các tiêu chí an toàn
- ·Nhiều tỉnh thành 'phác thảo' đô thị thông minh năm 2030
- ·Doanh nghiệp cố tình lách luật để giảm trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- ·Vivo V23e bán được gần 3.000 máy trong ngày đầu tiên
- ·Hợp tác đào tạo Nhà trường
- ·Thanh toán hóa đơn của 80 nhà cung cấp với M
- ·Hà Nội: Chi gần 900 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ giảm 50% học phí năm học mới
- ·Các quần thể nghỉ dưỡng FLC “cháy phòng” dịp Tết
- ·Ông Đỗ Quang Hiển được vinh danh Doanh nhân châu Á năm 2017
- ·Vai trò của công nghệ thông tin địa lý trong xây dựng thành phố thông minh
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng
- ·“Toàn cầu hóa số” cần sự góp mặt của các thành phố thông minh và bền vững