【ty le keo malay】Doanh nghiệp ngành nào rời thị trường nhiều nhất năm 2020?
Doanh nghiệp ngành nào rời thị trường nhiều nhất năm 2020?ệpngànhnàorờithịtrườngnhiềunhấtnăty le keo malay
Trong năm 2020, một số lĩnh vực hoạt động diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn với số lượng lớn với lĩnh vực phân phối, xây dựng, dịch vụ du lịch, ăn uống...
Đáng chú ý lĩnh vực kinh doanh bất động sản có số doanh nghiệp rời thị trường tăng nhiều nhất 121,6% so với năm trước đó.
Theo số liệu báo cáo cập nhật của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, năm ảnh hưởng của khó khăn bởi bão Covid, Việt Nam ghi nhận số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường với con số kỷ lục là 101.719 doanh nghiệp, tăng 13,9% so với năm 2019.
Đáng chú ý, trong số này, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 46.592 doanh nghiệp, tăng 62,2% so với năm trước đó. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong năm 2020, có đến 46.592 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 37.663 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, 17.464 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời gian hoạt động dưới 1 năm là 1.417 doanh nghiệp (chiếm 3%); từ 1 đến dưới 5 năm là 22.414 doanh nghiệp (chiếm 48,1%); từ 5 đến dưới 10 năm là 12.626 doanh nghiệp (chiếm 27,1%) và từ 10 năm trở lên là 10.135 doanh nghiệp (chiếm 21,8%).
So với năm 2019, theo cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả 17 lĩnh vực.
Trong đó, một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với năm 2019 là: bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với hơn 17.360 doanh nghiệp (tăng 56,2%); xây dựng với 6.412 doanh nghiệp (tăng 54,8%); và dịch vụ lưu trú và ăn uống với 2.897 doanh nghiệp (tăng 86,5%).
Trong khi đó, lĩnh vực khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác trong năm qua có gần 2.880 doanh nghiệp tạm rời thị trường (tăng 69,2%); dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác khoảng 2.820 doanh nghiệp (tăng 87,6%).
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản dù trong năm qua chỉ có 1.325 doanh nghiệp đăng ký tạm rời khỏi thị trường nhưng lại tăng đến 121,6% so với năm 2019 và là lĩnh vực có doanh nghiệp rời thị trường tăng cao nhất trong năm vừa qua.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 878 doanh nghiệp( tăng 89,6%); và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 350 doanh nghiệp rồi thị trường (tăng 73,3%). Theo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, đây là các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Covid-19.
Có thể thấy, ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Trong năm 2020, một số lĩnh vực diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn như nói trên và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 gần tương đương như: số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy là 17.361 doanh nghiệp trong khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của lĩnh vực này là 15.849 doanh nghiệp.
Tương tự với lĩnh vực xây dựng, có 6.412 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 6.545 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động... Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong năm 2020 cũng có sự chênh lệch không nhiều (44.096 và 46.592).
Các ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất vẫn là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (13.953 doanh nghiệp, chiếm 37%); công nghiệp chế biến, chế tạo (4.276 doanh nghiệp, chiếm 11,4%); xây dựng (4.141 doanh nghiệp, chiếm 11%).
Và số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tăng ở tất cả quy mô vốn, cụ thể: doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu ở quy mô vốn đến 10 tỉ đồng với 42.415 doanh nghiệp (chiếm 91%, tăng 60% so với năm 2019). Ở quy mô từ 10 - 20 tỉ đồng có 2.296 doanh nghiệp (chiếm 4,9%, tăng 81,5%); từ 20 - 50 tỷ đồng có 1.211 doanh nghiệp (chiếm 2,6%, tăng 102,2%); từ 50 - 100 tỉ đồng có 410 doanh nghiệp (chiếm 0,9%, tăng 80,6% so với năm 2019) và quy mô trên 100 tỉ đồng có 260 doanh nghiệp (chiếm 0,6%, tăng 97% so với năm 2019).
Ngoài ra, trong năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể là 37.663 doanh nghiệp, giảm 13,8% so với năm 2019. Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, cả nước có 17.464 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7% so với năm 2019.
Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, theo cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, trong thời gian tới, để có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các đối tượng này, đồng thời gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Doanh nghiệp quay trở lại thị trường tăng, đạt hơn 44.000 doanh nghiệp
Ở chiều ngược lại, theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 là 44.096 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2019.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong năm 2020 tăng trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.849 doanh nghiệp, chiếm 35,9%, tăng 3,7% so với năm 2019); xây dựng (6.545 doanh nghiệp, chiếm 14,8%, tăng 6,6%); công nghiệp chế biến, chế tạo (gần 5.370 doanh nghiệp, chiếm 12,2%, tăng 16,1%); khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (2.860 doanh nghiệp, chiếm 6,5%, tăng 18,1%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.576 doanh nghiệp, chiếm 5,8%, tăng 24,6%; vận tải kho bãi (2.455 doanh nghiệp, chiếm 5,6%, tăng 18,3%); dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (2.357 doanh nghiệp, tăng 32,9% so với năm 2019);...
Đây là tín hiệu tích cực cho thấy mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng hầu hết các lĩnh vực đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều doanh nghiệp đã tìm được hướng kinh doanh mới, đặc biệt là các ngành nghề liên quan tới du lịch, lĩnh vực có sự tác động rất lớn đến nhiều ngành nghề dịch vụ khác.
Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh nhận định trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới thì thị trường trong nước với gần 100 triệu dân chính là cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi, là động lực chính cho sản xuất, phát triển kinh tế.
- ·Mẹ chồng giữ vàng cưới hộ, ly hôn khó đòi lắm!
- ·Vừa chấp hành xong án tù lại tiếp tục phạm tội
- ·Bao giờ xử lý ?
- ·Thủ tướng: Dành nguồn lực xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động
- ·Siêu thị sách Minh Châu: “Mất đồ mặc bay”?
- ·Chủ tịch nước: Huy động nguồn lực chăm lo Tết cho người nghèo
- ·Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược
- ·Công bố Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị”
- ·Khi bà cả bị ghen ngược
- ·Lao đao thiếu thuốc, vật tư y tế
- ·Chạy tình...tình lỡ
- ·Đặc biệt chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công
- ·Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
- ·Thủ tướng yêu cầu Cao Bằng dồn toàn lực cho tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
- ·Bán nhà 10 triệu đồng/m2, bị ‘tố’ bán phá giá
- ·Sao để kéo dài ?
- ·Khởi tố tên cướp mặc quần lót, vác kiếm Nhật chạy vào cao tốc
- ·Báo chí chuyển đổi số
- ·ITIFY – Dịch vụ SEO tổng thể hiệu quả, chinh phục xu hướng google bền vững
- ·Bà Nguyễn Thị Kim Tiến bị kỷ luật cảnh cáo, miễn nhiệm chức Trưởng Ban