【wap.bong da】Chủ tịch Hội đồng Tiền lương: Cố gắng lương tối thiểu bằng 60% lương trung bình
Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia,ủtịchHộiđồngTiềnlươngCốgắnglươngtốithiểubằnglươngtrungbìwap.bong da Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân: Chăm lo cho người lao động cũng chính là chăm lo cho chính doanh nghiệp.
Thưa ông, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4% thì đã là hợp lý nhất đối với các doanh nghiệp (DN) chưa?
Mức điều chỉnh lương tối thiểu năm 2016 bằng với mức điều chỉnh năm 2015. Nhưng với năm 2016 có đặc biệt là ngoài điều chỉnh lương tối thiểu thì các DN phải thực hiện việc đóng bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Phương án của Tổng Liên đoàn Lao động đưa ra là mong muốn làm sao để lương tối thiểu có thể đảm bảo được mức sống tối thiểu theo quy định. Các chi phí, tác động của DN thì VCCI đại diện cho các hiệp hội có nêu ra. Giữa mong muốn và thực tế có khoảng cách, qua 3 phiên họp thì Hội đồng đã lắng nghe và quyết định.
Bản thân các Hiệp hội, mức đề nghị điều chỉnh có thấp hơn vì họ tính ngoài lương tối thiểu còn có tác động lớn từ việc điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội. Nên 2 tác động này sẽ tác động lớn tới DN, nhất là DN trong quá trình tái cơ cấu, hội nhập, ngoài chăm lo đời sống người lao động còn phải dành nguồn lực đáng kể để đổi mới, đưa công nghệ thiết bị mới vào để tăng năng suất lao động để trụ vững phát triển trong quá trình phát triển cạnh tranh.
Nhưng trong quá trình đàm phán, thương lượng, phương án chốt là 12,4%, mặc dù Tổng Liên đoàn Lao động muốn đi nhanh hơn nhưng cũng tạm hài lòng khi nghe thực tế từ phía DN. Nhưng với các đơn vị sử dụng lao động thì rõ ràng đặt gánh nặng lên vai, nếu nơi nào chỉ chịu đựng được mức tăng 6 – 7% hoặc 8% thì DN đó cần tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh năng suất, tìm đơn hàng, tổ chức lao động hợp lý… để làm sao có thêm nguồn chăm lo cho người lao động, bởi người lao động là nguồn lực, của cải lớn để tạo cho DN tồn tại, ổn định và phát triển.
Tăng lương tối thiểu vùng lên 12,4% thì theo ông mức lương 2016 đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu tối thiểu của người lao động và điều này tác động thế nào đến lương trung bình?
Bộ phận kỹ thuật sẽ tính toán kỹ, nhưng theo tôi nghĩ nó sẽ đáp ứng trên 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Việc lương tối thiểu tăng có tác động thế nào đến lương trung bình thì hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế thực hiện, hệ thống công đoàn ở các DN sẽ cùng với người sử dụng lao động làm sao thương lượng, thỏa thuận mức lương cụ thể để đảm bảo giữ được người lao động, nếu không người ta sẽ ra đi.
Đẩy mức lương trung bình lên cao đồng nghĩa với việc đẩy mức lương tối thiểu lên gần mức lương tiếp cận với mức lương trung bình. Ông thấy tác động như thế nào khi không còn nhiều địa dư để thương lượng?
Kinh nghiệm của tổ chức lao động quốc tế, mức lương tối thiểu bằng khoảng 40 – 60% mức lương trung bình, để khoảng còn lại để thương lượng. Nếu chúng ta quy định mức lương tối thiểu quá cao, sát mức lương trung bình, không có cơ chế thương lượng, lúc đó chủ và thợ chỉ lấy mức lương tối thiểu đó mà áp vào là không có.
Chúng tôi cố gắng, lương tối thiểu chỉ bằng khoảng 60% lương trung bình, còn 40% để thương lượng.
Dựa vào đâu để chúng ta chọn phương án tăng lương, thưa ông?
Mục tiêu trong Bộ Luật Lao động quy định, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, đấy là căn cứ quan trọng nhất. Trong Luật cũng có quy định chúng ta căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, mà tăng trưởng trong năm 2015 sẽ đạt mức 6,5%, các chỉ số giá, lạm phát dưới 5%, theo số liệu thống kê mức tăng thu nhập bình quân là 5%.
Vấn đề tăng lương nói chung là vấn đề của toàn cầu, trong đó có lương tối thiểu và mỗi quốc gia ứng xử vấn đề này theo cách khác nhau. Chính phủ chọn phương án điều chỉnh tăng dần, chứ chúng ta không chọn cách làm của một số nước khác, đó là không tăng thường xuyên nhưng khi tăng lại tăng tỷ lệ rất cao, cái đó tác động lớn tới DN. Vì thế, Chính phủ kiên trì chọn cách tăng dần lên để vừa đáp ứng nhu cầu của người lao động nhưng trong lộ trình DN có thể chủ động làm được việc này chứ không bị tác động quá đột ngột.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch VCCI vẫn phàn nàn với tôi, phương án chốt tăng lương tối thiểu vùng ở mức 12,4% vẫn khá cao, nhưng nếu thấp hơn thì chúng ta khó giải thích với người lao động bởi năm nay mọi chỉ tiêu về vĩ mô và vi mô trong từng ngành hay từng DN đều tốt hơn năm trước. Do đó, không có lý do gì chúng ta lại tăng mức lương tối thiểu thấp hơn mức đã điều chỉnh năm 2015.
Tốc độ tăng trong mấy năm thì cao nhưng mức tăng vẫn thấp, trong báo cáo tiền lương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới công bố thì lương tối thiểu ở Việt Nam vẫn còn dư địa, chứ không phải cao.
Chúng tôi nghĩ quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ cộng sinh, nếu người sử dụng lao động không chăm lo tốt cho người lao động mà để họ rời đi thì bản thân máy móc của DN cũng không thể tạo ra doanh thu, lợi thuận. Vì thế, chăm lo cho người lao động cũng chính là chăm lo cho chính DN.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Mặc dù đã “chốt” phương án tăng lương tối thiểu vùng 2016 là 12,4% nhưng chúng tôi thấy chưa thực sự thỏa mãn với mức tăng đó. Mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 trên 10% đã là quá mức chịu đựng của DN hiện nay. Qua khảo sát thực tế của cộng đồng DN trong và ngoài nước, trong 16 hiệp hội DN có 14 hiệp hội nước ngoài đề xuất mức tăng chỉ dao động khoảng 5-7%. Chúng tôi đã khảo sát thực tiễn kết hợp với bộ phận nghiên cứu, kỹ thuật và đưa ra đề xuất là 10%. Mức tối đa từng đưa ra 10,7% là quá khả năng chi trả. Tuy nhiên, theo cơ chế đồng thuận của Chính phủ đã đưa ra quyết sách, mặc dù không thỏa mãn, nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận với kết quả này. Chúng tôi sẽ cùng các cơ quan chức năng tập hợp để kiến nghị mức đóng bảo hiểm xã hội cũng như giãn lộ trình lương tối thiểu bằng mức sống tổi thiểu theo Luật Lao động. Khi nhận được các đề xuất đó, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu xem xét để có quyết sách kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho DN. |
Theo Infonet
Tiền lương năm 2015: Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bắt nhầm cá mập thủ phạm giết chết cậu bé 13 tuổi
- ·Kinh phí cho hoạt động vận động quyên góp, tiếp nhận cứu trợ
- ·Lãi suất ngân hàng 20/10/2023: Vietcombank giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục
- ·Bội chi ngân sách nhà nước: Cần phản ánh đúng bản chất các khoản vay
- ·Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 1/7/2015
- ·Dệt may đạt kim ngạch XK hơn 20 tỷ USD
- ·Gỡ vướng bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng đặc thù
- ·Công đoàn Bộ Tài chính trao quà từ thiện tại trường mầm non Chiềng Hắc
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine lập danh sách 'đen' các nghệ sĩ Nga ủng hộ quân ly khai
- ·TP. Hồ Chí Minh: Phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu
- ·Tin cháy mới nhất: Tiểu thương khóc ròng vì cháy chợ
- ·Công đoàn Bộ Tài chính: Hơn 3,7 tỷ đồng ủng hộ cảnh sát biển và tặng quà tại Trường Sa
- ·Từ 1/10, học sinh sẽ không mất phí qua phà
- ·DNNN tiết kiệm hơn 13.600 tỷ đồng trong năm 2013
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 14/3/2015: Miền Bắc hửng nắng trong ngày Valentine trắng (15h)
- ·Trung Quốc tăng nhập thủy sản từ Việt Nam
- ·Từ 18/1/2015: Chính thức tăng phí tại Thư viện Quốc gia
- ·Đại gia bất động sản lợi nhuận lao dốc, gánh nặng trái phiếu nghìn tỷ
- ·Rò rỉ hình ảnh máy bay do thám không người lái mới của Trung Quốc
- ·Hơn 71,3 tỷ đồng công đức nâng cấp Nghĩa trang Đường 9