【tỉ số pháp hôm nay】Nước Anh cần một cuộc trưng cầu thứ hai về Brexit?
Tuần trước, bà May đã phải hủy cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện cho đề xuất Brexit của mình, thừa nhận rằng nhiều khả năng đề xuất đó sẽ bị bác bỏ. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair khi đó thừa nhận quyết tâm của bà May để đạt được “cái gật đầu” của Hạ viện, song cho rằng nỗ lực này là vô nghĩa. Ông lập luận rằng sau quá trình đàm phán kéo dài 30 tháng trời và Chính phủ rơi vào “hỗn loạn”, cách “hợp lý” là trao tiếng nói cuối cùng cho người dân nếu mọi lựa chọn khác đều không đạt được. Thế nhưng, nữ Thủ tướng lại đi ngược lại mong muốn này của Blair. Bà khẳng định: “Hãy đừng phá vỡ niềm tin với người dân khi cố tìm cách tiến thành cuộc trưng cầu dân ý lần hai”. Bà May cho rằng trưng cầu nữa sẽ gây chia rẽ đất nước vào thời điểm mọi người cần đoàn kết.
Thủ tướng May đã vượt qua hai cơn sóng gió thời gian qua khi có được một cuộc thương lượng với EU về đề xuất “chốt chặn” và vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về vai trò lãnh đạo của mình. Đề xuất “chốt chặn” nhằm cản trở một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland trong trường hợp không đạt thỏa thuận Brexit nào. Đây cũng là vấn đề tranh cãi khiến bà phải hủy kế hoạch đưa dự thảo này ra bỏ phiếu ở Hạ viện. Tuy nhiên, sau cuộc thương lượng, EU tuyên bố “không thể tái đàm phán” về thỏa thuận Brexit này mặc dù cho biết có thể đưa ra những văn bản phụ để giải thích thêm về đề xuất “chốt chặn”.
Bình luận về việc bà May “sống sót” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, Washington Post cho rằng điều này chẳng giải quyết được gì trong cơn bão Brexit hiện nay. Bà May vẫn cần có được sự ủng hộ của Quốc hội đối với thỏa thuận Brexit song chẳng mấy nghị sĩ Quốc hội tỏ ra thích thú thỏa thuận này. Cho dù kết quả cuối cùng như thế nào thì Brexit đã làm thay đổi một vài thể chế quan trọng nhất của Anh và tiếp tục đe dọa sự tồn tại của Anh. Hậu quả lâu dài sẽ là khả năng quản trị Chính phủ của Anh sẽ bị suy yếu. Sự hủy hoại trước mắt sẽ là đối với đảng Bảo thủ và Công đảng, hai đảng chính trị lớn nhất Anh, nhất là khi không thể hoạt động như những tổ chức gắn kết. Ngoài ra, Brexit cũng gây ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa chính quyền trung ương và Scotland, Wales và Bắc Ireland. Sự hủy hoại lớn nhất có thể là đối với chính Quốc hội. Cuộc trưng cầu dân ý Brexit đã thách thức mô hình dân chủ đại diện của Anh, trong đó, thành viên Quốc hội đại diện cho cử tri của mình. Ngay từ đầu, đa số nghị sĩ dường như ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với EU so với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Giờ thì đa phần nghị sĩ lại cho rằng họ không muốn Anh rời EU mà không có điều khoản nào. Thế nên, các nghị sĩ Quốc hội sẽ khó có thể đạt được sự tin cậy của người dân đối với vai trò thiết yếu của mình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay (10/7): Tâm lý lạc quan đang quay trở lại
- ·Vui tươi “Đêm hội Trăng rằm”
- ·TP Cần Thơ: 1.855 công dân sẽ nhập ngũ ở các đơn vị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- ·Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
- ·Thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đô thị hiện nay
- ·Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021
- ·Chung tay xây dựng xã hội an toàn giao thông
- ·Khởi công xây dựng “Nhà nghĩa tình quân
- ·Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng với sự gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại trên toàn cầu
- ·Bài 1: Nhân rộng mô hình kinh tế xanh
- ·Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng
- ·Tháo gỡ vướng mắc xếp loại doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, ủng hộ phòng, chống dịch Covid
- ·Đồng chí Trần Hồng Quân nhận nhiệm vụ Bí thư Thành uỷ TP Cà Mau
- ·Khởi tố người vợ ghen tuông, tạt axit chồng
- ·Cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phong trào năng suất xanh
- ·Cần sớm khắc phục tình trạng đường giao thông cặp bờ sông bị sạt lở
- ·Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thăm, chúc mừng thiếu nhi vui 1/6
- ·Xung kích, tình nguyện đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- ·Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
- ·Lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân