【bongdaso com】Áp lực đổi mới của ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ số
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia của Công ty tư vấn PwC Việt Nam gồm: ông John Garvey - lãnh đạo toàn cầu về Tư vấn dịch vụ tài chính của PwC,Áplựcđổimớicủangànhngânhàngtrướclànsóngcôngnghệsốbongdaso com ông Grant Dennis - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam, bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc Tư vấn dịch vụ tài chính Công ty Tư vấn PwC Việt Nam, ông Võ Tấn Long - Phó Tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn công nghệ thông tin (CNTT), Công ty Tư vấn PwC Việt Nam về chủ đề này.
PV: Trong quá trình tư vấn và tiếp xúc với nhiều lãnh đạo ngân hàng trên thế giới, ông nhận thấy đâu là những xu hướng lớn nhất trong ngành ngân hàng thế giới?
Ông John Garvey:Nếu được hỏi câu hỏi này hai năm trước thì tôi sẽ nói rằng mối quan tâm chung lớn nhất của các lãnh đạo cấp cao trong giới ngân hàng là tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, đối với từng vùng, từng khu vực khác nhau thì xu hướng cũng đang khác nhau. Ngoại trừ các quy định về phòng, chống rửa tiền và an ninh mạng đang ngày càng phức tạp, nói chung việc tuân thủ quy định là một mối quan tâm thường trực nhưng không nổi cộm đối với ban lãnh đạo các ngân hàng trên thế giới.
Ông John Garvey |
Hiện có ba vấn đề nổi trội mà các ngân hàng đang tập trung vào. Một là, các đối thủ cạnh tranh trên nền tảng công nghệ số và làm thế nào để đối phó với những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường. Hai là, làm thế nào để chuyển đổi được nhân sự hiện tại, khiến họ thích ứng được với thời đại số. Tại nhiều thị trường, mối quan tâm lớn thứ ba là làm thế nào để xây dựng lại được niềm tin giữa các ngân hàng, cơ quan quản lý và công chúng.
Có thể thấy các ngân hàng đang nỗ lực rất nhiều để thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt là về phương diện con người, PwC đã và đang tư vấn cho nhiều các ngân hàng truyền thống để chuyển đổi nhân sự của họ.
PV: Các xu hướng toàn cầu này ảnh hưởng ra sao tới các ngân hàng Việt Nam?
Ông Grant Dennis: Các xu hướng ở Việt Nam cũng khá tương đồng với các xu hướng trên thế giới. Các ngân hàng đang đi theo xu hướng số hóa, áp dụng công nghệ mới để thay đổi các hoạt động của mình theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm hơn, để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và chất lượng hơn. Giống như xu hướng toàn cầu, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền cũng là một thách thức lớn với các ngân hàng Việt.
Bà Đinh Hồng Hạnh:Ngoài ra, cũng như trên thế giới thì các ngân hàng Việt Nam đang đi theo xu hướng chuyển đổi nhân sự để phù hợp cho thời đại số.
Nhiều ngân hàng Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về công nghệ số. Tuy nhiên, mô hình hoạt động và quy mô của nhân viên của họ có thể chưa bắt kịp và chưa hiệu quả như các cổ đông và ban lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng. Vấn đề về năng suất lao động ngày càng trở thành một quan tâm lớn của rất nhiều ngân hàng Việt. Câu hỏi là năng suất hiệu quả đó được đo lường như thế nào, được khuyến khích, vận động ra sao, và được thích nghi như thế nào trong bối cảnh tự động hóa và công nghệ số? PwC thấy rằng nhiều ngân hàng đi trước trong công nghệ thì giờ đây sẽ quan tâm hơn đến vấn đề hiệu quả và năng suất.
Ông Grant Dennis |
PV: Sự tham gia của các công ty công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng cũng đang rất được chú ý. Ông đánh giá thế nào về xu hướng này và cơ hội hợp tác giữa các fintech và ngân hàng?
Ông John Garvey: Trên thế giới có ba xu hướng chính. Thứ nhất, đa số các công ty fintech, thay vì trở thành đối thủ cạnh tranh, đang trở thành các đối tác của các ngân hàng. Thông qua việc hợp tác này, các fintech sẽ gián tiếp chịu sự điều chỉnh của các quy định đang tác động đến ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ trong suốt chuỗi giá trị, bao gồm cả những khâu mà fintech hoạt động.
Thứ hai, những công ty fintech không hợp tác với ngân hàng thì có xu hướng trở thành những ngân hàng số thuần túy. Khi đó, họ chịu sự điều chỉnh của các quy định như các ngân hàng truyền thống khác.
Thứ ba, tại một số quốc gia thì các cơ quan quản lý đang cấp các giấy phép đặc biệt cho hình thức "ngân hàng fintech", cho phép họ cung cấp một số dịch vụ nhất định.
Về sự hợp tác giữa hai bên, nhiều ngân hàng và công ty fintech đã lựa chọn hợp tác với nhau, mặc dù thoạt đầu họ không biết mình nên là đối thủ hay đối tác của nhau, chẳng hạn như Apple Pay, là sự hợp tác giữa Apple và các ngân hàng.
Trên thế giới hiện nay có nhiều đơn vị fintech cung cấp nền tảng dịch vụ ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn đang sử dụng chính nền tảng của các công ty fintech này để xây dựng các ngân hàng số độc lập của mình. Các ngân hàng tận dụng nền tảng của fintech để xây dựng ngân hàng lõi (core banking) và các sản phẩm, dịch vụ của mình. Xu hướng này đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, từ Hồng Kông, Mỹ, Anh, đến Hà Lan và các nước Bắc Âu.
PV: Các cơ quan quản lý nên có những quy định như nào để quản lý các công ty fintech, giúp các công nghệ tài chính trở nên đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn?
Ông Grant Dennis: Hiện tại, fintech ở Việt Nam đang ở một mức phát triển tương đối thấp so với các nước trong khu vực châu Á, thể hiện ở việc tại đây có ít các công ty khởi nghiệp fintech hơn. Một phần lý do là chưa có đủ vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực này. Ngoài ra thì fintech rất cần đến các công nghệ điện toán đám mây để hoạt động thực sự thành công, nhưng hiện nay vẫn còn có nhiều mối lo ngại (liên quan tới bảo mật) về việc sử dụng điện toán đám mây. Một khi những trở ngại này chưa được giải quyết thì các fintech sẽ khó mà phát triển nhanh chóng được.
Ông Võ Tấn Long |
Ông Võ Tấn Long:Thực tế là các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang rất chú trọng tới sự phát triển của các công ty fintech. NHNN đã thành lập một ủy ban chỉ đạo về fintech với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cao cấp trong ngành.
Bản thân NHNN nhận thấy rằng fintech là một trong những động lực lớn để mở rộng và phổ cập dịch vụ tài chính tại Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu một xã hội không dùng tiền mặt. Vì vậy, NHNN rất tích cực trong việc thúc đẩy những chính sách để các công ty fintech có thể phát triển hơn.
Cụ thể, hiện nay NHNN đang xây dựng dự thảo trình Thủ tướng các quy định về ngân hàng đại lý (agent banking) và định danh khách hàng qua các phương tiện điện tử (e-KYC). Hai quy định này nếu được thông qua sẽ mở ra một sân chơi mới cho các công ty fintech tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ tài chính cho đông đảo người dân ở Việt Nam.
Ngoài ra, bảo mật và an toàn tài chính cũng là một mối quan tâm dành cho các công ty fintech. Vì vậy, NHNN đang có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra những chính sách liên quan tới quản lý về an toàn, an ninh thông tin. Qua đó, có một sự cân đối giữa việc mở cửa, hỗ trợ các fintech phát triển, đồng thời đảm bảo sự an toàn và tính riêng tư cho những thông tin tài chính trên không gian mạng và không gian số. Các fintech được yêu cầu có những sự hợp tác nhất định với ngân hàng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính, hỗ trợ việc nâng cao an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng.
PV: Tại Trung Quốc, sự tham gia của các công ty công nghệ vào lĩnh vực dịch vụ tài chính rất mạnh mẽ. Liệu Việt Nam có điều kiện để phát triển tương tự như Trung Quốc trong lĩnh vực này hay không?
Ông John Garvey:Trung Quốc có hai điểm rất đặc biệt mà các quốc gia khác khó có thể có được. Thứ nhất là hành lang quy định pháp luật cho các dịch vụ tài chính ở Trung Quốc không giống với các quốc gia khác. Hai là họ sở hữu các công ty công nghệ và mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Hai yếu tố này kết hợp vào nhau khiến cho mô hình của Trung Quốc rất độc đáo. Bản thân chính phủ Trung Quốc cho phép các tập đoàn công nghệ như Tencent và Alibaba tham gia vào cung cấp các dịch vụ tài chính mà không chịu nhiều quy định ngặt nghèo.
Tôi cho rằng, Việt Nam chưa có những công ty công nghệ có quy mô lớn như Alibaba hay Tencent và tôi cũng không nghĩ rằng hành lang pháp lý hiện tại ở Việt Nam cho phép sự tham gia mạnh mẽ như vậy vào ngành dịch vụ tài chính. Do vậy, tôi không thể khẳng định liệu Việt Nam có áp dụng mô hình của Trung Quốc được hay không. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đi theo con đường số hóa. Đó là một điều chắc chắn, bởi đây là xu hướng toàn cầu.
Ông Grant Dennis: Theo tôi, Việt Nam có một dân số trẻ với nhiều nhu cầu sử dụng công nghệ để tiếp cận các dịch vụ tài chính như Trung Quốc. Đây có thể là một yếu tố thúc đẩy quan trọng.
Hơn nữa, Chính phủ cũng đang khuyến khích việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, với mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt xuống dưới 10%. Có thể thấy là Chính phủ đang chủ động số hóa cơ sở hạ tầng thanh toán, mặc dù vẫn còn một số rào cản về quy định.
Tôi cho rằng Việt Nam có cơ hội để phát triển những dịch vụ tài chính như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chưa có những dịch vụ hệ sinh thái phát triển như ở Trung Quốc và đây là một tiềm năng có thể được khai phá.
Bà Đinh Hồng Hạnh |
PV: Xu thế của các ngân hàng hiện nay là lấy khách hàng là trọng tâm để phục vụ. Theo ông, các ngân hàng Việt cần làm gì để đạt được mục tiêu đó?
Ông John Garvey: Có một số việc mà các ngân hàng trên thế giới đang làm để thực hiện mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm.
Đầu tiên là ít tập trung vào sản phẩm hơn. Trước kia, hầu hết các ngân hàng truyền thống đều xây dựng các sản phẩm khá độc lập, ví dụ thẻ tín dụng, cho vay cá nhân, thế chấp. Mỗi sản phẩm lại có hệ thống hỗ trợ riêng, cách quản lý riêng, báo cáo kết quả kinh doanh riêng, v.v. Nhưng giờ đây thì các ngân hàng đang hướng tới mô hình giá trị vòng đời khách hàng và điều chỉnh cấu trúc quản lý dựa trên mô hình này.
Thứ hai, các ngân hàng đang có xu hướng đặt tất cả các hình thức kênh phân phối dưới sự kiểm soát chung. Nếu như trước đây, mỗi kênh phân phối thuộc các bên quản lý khác nhau thì hiện nay, nhiều ngân hàng đang đặt tất cả kênh phân phối dưới một sự quản lý duy nhất.
Thứ ba, các ngân hàng đang tuân thủ các quy định hướng tới cách hành xử tốt hơn. Các cơ quan quản lý tại nhiều quốc gia đang thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong các hoạt động cho vay, khiếu nại, tư vấn đầu tư, v.v. Tất cả những thay đổi này đòi hỏi sự kiểm soát tốt hơn, cũng như thay đổi về văn hóa và mô hình kinh doanh.
Cuối cùng là số hóa tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Phần lớn chi tiêu công nghệ đã tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Ông Grant Dennis:Tôi cho rằng, các ngân hàng cần tìm hiểu phong cách sống của từng khách hàng và nắm bắt được các nhu cầu và tham vọng của họ. Ví dụ, khách hàng có thể có dự định mua xe hơi, mua căn hộ hay lập gia đình. Ngân hàng phải là bên hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu cá nhân đó thông qua các dịch vụ như tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm nhân thọ hay các sản phẩm của bên thứ ba như bảo hiểm y tế.
Quan trọng hơn cả, các ngân hàng cần hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các dịch vụ tương ứng ngay cả trước khi khách hàng nhận thức được mình muốn gì hay thể hiện mong muốn đó. Các ngân hàng có thể thu được những hiểu biết sâu sắc về khách hàng nhờ vào việc phân tích dữ liệu một cách chủ động. Họ có thể tự ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu thông minh hoặc hợp tác với các công ty fintech hay các nhà cung cấp giải pháp khác để thực hiện điều này.
PV: Xin cảm ơn các chuyên gia đã tham gia cuộc trao đổi!
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Nữ cán bộ đoàn tận tâm, nhiệt huyết
- ·Nhân rộng mô hình chính quyền thân thiện
- ·Nguyễn Ái Quốc với tờ báo Thanh niên
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Cần nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa
- ·Chuyện xây dựng Đảng trong doanh nghiệp
- ·Cơ quan dân cử chủ động thực hiện nhiệm vụ
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Chương trình “Một triệu bữa cơm” đến với học sinh khó khăn Hậu Giang
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động chào mừng Quốc khánh
- ·Tập huấn kỹ năng phát ngôn, cung cấp, xử lý thông tin báo chí, thông tin trên mạng
- ·Huyện Long Mỹ: Thực hiện tốt 3 chỉ tiêu xây dựng Đảng
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn để không tự “đánh mất mình”
- ·Tiếp tục tuyên truyền kết quả 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Người Khmer dám nghĩ, dám làm