【nhận định bóng đá la liga】Diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng của Việt Nam
Doanh nghiệp FDI thặng dư hơn 28 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa thông tin chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 11 và 11 tháng của năm 2018.
Theo đó, trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 43,34 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng 10 năm 2018. Xuất khẩu đạt 21,75 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng 10 (tương ứng giảm 0,78 triệu USD); nhập khẩu đạt 21,59 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% (tương ứng giảm 0,17 triệu USD).
Tính đến hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 440,04 tỷ USD, tăng 13,3% (tương ứng tăng 51,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu đạt 216,31 tỷ USD, tăng 12,1%.
Cán cân thương mại trong tháng 11 thặng dư 0,15 tỷ USD. Kết quả này đưa mức xuất siêu của Việt Nam trong 11 tháng lên con số kỷ lục 7,41 tỷ USD, cao hơn 3,5 lần so với 2,11 tỷ USD thặng dư thương mại của cả năm 2017.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 11 đạt 28,76 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp này trong 11 tháng đạt 288,51 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 33,75 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 15,67 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu trong 11 tháng lên 158,45 tỷ USD, tăng 14,1%.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11 đạt 13,08 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu trong 11 tháng đạt 130,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ 2017.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11 thặng dư 2,59 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại 11 tháng lên mức 28,39 tỷ USD.
Gần 67% kim ngạch từ châu Á
Về thị trường xuất nhập khẩu, kết thúc tháng 11, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là châu Đại dương (tăng 18%) tiếp theo là châu Mỹ (tăng 14,8%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng đạt 294,27 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là các nước thuộc châu Mỹ đạt kim ngạch 71,7 tỷ USD, tăng 14,8%; với châu Âu đạt 59,07 tỷ USD, tăng 11,6%; châu Đại Dương đạt 8,45 tỷ USD, tăng 18%; châu Phi đạt 6,55 tỷ USD, tăng 4,2%.
Thêm hàng tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại, dệt may
Về trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 11, Tổng cục Hải quan ghi nhận con số 21,75 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước, tương ứng giảm 784 triệu USD về số tuyệt đối.
Một số mặt hàng có biến động giảm nhiều so với tháng 10 là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 300 triệu USD, tương ứng giảm 10,6%; hàng dệt may giảm 193 triệu USD, tương ứng giảm 7,1%; hàng thủy sản giảm 80 triệu USD, tương ứng giảm 9,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 76 triệu USD, tương ứng giảm 10,2%...
Hết tháng 11, trị giá xuất khẩu đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 28,33 tỷ USD.
Trong đó, 8 nhóm hàng tăng trưởng mạnh là: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,83 tỷ USD; hàng dệt may tăng 4,05 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 3,37 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,23 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,47 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,44 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phâm gỗ tăng 1,11 tỷ USD.
Về nhập khẩu, trong tháng 11 tổng kim ngạch đạt 21,59 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%, tương đương giảm 167 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng 10 trước đó.
Trong tháng 11, có tới 31/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm so với tháng trước. Trong đó, giảm mạnh ở các nhóm hàng như: Lúa mì giảm 114 triệu USD, sắt thép các loại giảm 112 triệu USD, dầu thô giảm 74 triệu USD, than các loại giảm 54 triệu USD…
Hết tháng 11, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 216,31 tỷ USD, tăng 12,1%.
Các mặt hàng tăng chủ yếu là: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,53 tỷ USD; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày tăng 2,8 tỷ USD; dầu thô tăng 1,95 tỷ USD; kim loại thường tăng 1,46 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 1,42 tỷ USD; hóa chất tăng 1,01 tỷ USD… so với cùng kỳ 2017.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid
- ·Phái đoàn Nga và Ukraine nối lại đàm phán nhằm giải quyết xung đột
- ·Bảo hiểm Quân đội (MIG) có Tổng giám đốc mới
- ·Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ
- ·Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2022: Gắn bó bền chặt, hướng tới thịnh vượng
- ·Nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng rao bán tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng
- ·Nhật Bản có ca nhiễm Omicron, cả nghìn khách từ châu Phi đã đến Ấn Độ
- ·Các tỉnh chủ động kết nối tiêu thụ trong nước giảm ảnh hưởng từ dịch bệnh virus Corona
- ·Cuộc họp lần thứ 56 của Ủy ban Đo lường Pháp định quốc tế
- ·Đề xuất giảm số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ
- ·Cần tăng tốc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%
- ·Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN
- ·Agribank rao bán 28 căn hộ chung cư tại TP Thủ Đức để thu hồi nợ
- ·Mỹ thông báo viện trợ nhân đạo bổ sung cho người dân Ukraine
- ·Nóng: Cháy Công ty Rạng Đông do chập điện, không có sự phá hoại
- ·SHB chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%
- ·Học Bác làm tốt công tác Dân vận khéo
- ·Quốc hội Mỹ thông qua dự luật ngăn chặn khả năng đóng cửa chính phủ
- ·Cảnh báo tắm nước mùi già
- ·Đà Nẵng dừng khởi công 2 dự án để phòng chống virus corona