【lịch epk】Năm Sửu nói chuyện trâu
Hình ảnh con trâu vốn rất thân quen với đồng quê Việt Nam. Con trâu rất quan trọng và cũng rất gần gũi với người nông dân. Do đâu mà con trâu có vị thế đặc biệt với làng quê và người nông dân Việt Nam như vậy?ămSửunichuyệlịch epk Có dịp tìm hiểu, ta mới thấy có rất nhiều điều thú vị về con trâu.
Những con trâu bây giờ được “cưng” hơn trước, đa phần nuôi nhốt trong chuồng.
Con trâu nhà ta nuôi có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hóa, chúng chỉ có hàm răng dưới, phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật của loài vật này. Trâu có thể hình cao lớn, khỏe mạnh, có thể nặng tới 500kg, sống đến 20 năm... Xưa kia, trâu nhiều vô số kể, chúng sống thành bầy đàn ngoài tự nhiên, gọi là trâu rừng. Dần dà, con người thấy con vật này hiền lành, dễ nuôi, có sức mạnh nên mới nghĩ ra cách thuần dưỡng chúng để dùng làm sức kéo. Và rồi trong quá trình lao động, đã nảy sinh sự gần gũi, quý mến của con người với con trâu.
Con trâu là “cánh tay” đắc lực của nhà nông. Trâu có thể làm được những việc nặng nhọc mà con người không thể làm nổi. Với việc đồng áng, con trâu giỏi giang, dẻo dai nhiều hơn con bò. Khâu làm đất thì có cày, bừa, trục; sức kéo thì có kéo mạ, kéo lúa, kéo rơm, kéo gỗ, kéo cá đồng, đạp lúa cà lang, kéo dàn tre ép mía đường... Một con trâu trưởng thành có thể kéo cày có lực kéo đến 70kg (xấp xỉ 0,4 mã lực), một ngày có thể cày được 2 công. Vùng Bắc và Trung bộ do ruộng hẹp nên chỉ sử dụng 1 con cho việc cày bừa, gọi là cày đơn với lưỡi cày thon nhỏ (cày chét), còn Nam bộ ruộng rộng nên sử dụng 2 con mới đủ sức, gọi là cày đôi với lưỡi cày to bè (cày mum).
Ở miệt Hậu Giang, ngoài việc cày ruộng nhà, nông dân còn đi cày mướn, đôi trâu 1 năm có thể cày được 70, 80 công đất tầm lớn, đến mùa thu về gần trăm giạ lúa, một nguồn thu nhập đáng kể của nhà nông.
Chuyện kể rằng, ở điền Tây Ba-tay, ấp Vĩnh Hòa, làng Vĩnh Viễn, xưa có chủ điền Mười Danh lúc cưỡi ngựa dạo đồng thấy con heo rừng khoảng 400kg, thầy dùng súng 2 nòng bắn chết con heo rồi dùng cộ trâu kéo về kinh Thanh Thiên để xẻ thịt chia cho dân làng.
Cũng ở khu vực này năm 1961, có ông Ba Nhỏi dùng trâu kéo nước ngọt từ bên vịnh Chà Là qua cánh đồng để phục vụ lễ ra mắt đơn vị “Địa phương quân Long Mỹ” bên xóm Xẻo Đước.
Trong kháng chiến, con trâu còn được dùng để sản xuất nuôi quân; kéo khẩu pháo thu được của Pháp trong trận Tầm Vu năm 1948... Để triệt hạ kinh tế kháng chiến, từ năm 1967 trở đi, Mỹ - ngụy dùng trực thăng võ trang bắn chết hàng ngàn con trâu vùng giải phóng. Nông dân rất đau xót khi chứng kiến cảnh xác trâu chết nằm khắp các cánh đồng; đồng ruộng trở nên mông quạnh vì thiếu vắng bóng dáng con trâu. Kinh tế nhà nông trở nên “khánh kiệt” khi thiếu vắng con trâu - một gia tài quan trọng. Quả là đối với nhà nông, con trâu là đầu cơ nghiệp!
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu nọ đi bừa.
Tuy là loài vật nhưng con trâu cũng có tình cảm: biết nhe răng cười khi vui, biết trào nước mắt lúc buồn, biết phân định lãnh địa, biết chăn dắt bầy đàn, biết ghen hờn lúc trâu cái nhà mình bị kẻ khác ngó dòm ve vãn. Trâu cũng biết nghe lời người chủ lúc cày bừa, nghe tiếng hô “dí” là biết đi ốp vào phía bên trong (rẽ trái), hô “phá” (quá) là đi dạt ra phía bên ngoài (rẽ phải), hô “dò” là dừng lại, nghe tiếng “nghé ngọ” (tắc họ) là biết tiếng gọi của người chủ. Các lão nông ở vùng Xà Phiên kể lại rằng, xưa kia có một nhóm người trong xã dùng súng giết một con trâu để làm thịt, trâu thấy vậy đã khụy hai chân trước xuống rồi trào nước mắt ra, tựa như quỳ xuống để van xin mạng sống. Thật cảm động!
Con trâu cũng có một trí nhớ rất đặc biệt, người ta dẫn nó đi một quãng đường xa hàng chục cây số, qua nhiều kênh rạch ngang dọc nhưng nó vẫn nhớ chỗ ở cũ và có điều kiện là nó quay về đúng hành trình cũ mà nó đã đi.
Tuy có lúc cũng “nhịp” roi giót vào mông để thúc đi nhanh nhưng người nông dân rất quý mến con trâu. Họ làm chuồng, may mùng cho trâu ngủ, thắt cúi rơm hun muỗi cho trâu. Họ cũng thường hay tắm cho trâu sạch sẽ, mùng ba tết cúng trâu rồi máng đòn bánh tét lên cổ trâu và dán tờ vàng bạc lên sừng trâu, cho trâu ăn cháo nếp, uống hột gà pha với la-de để bồi dưỡng khi trâu làm lụng cực nhọc, gầy ốm…
Dân cày ruộng cũng kiêng kỵ làm trâu nhà ăn thịt. Họ thường đặt cho trâu những cái tên ghe rất ý nghĩa; mạnh mẽ thì có Xe, Pháo, Ngựa; theo dáng mạo thì có Mẫm (béo tròn, đầy đặn); Cò (có màu đỏ hoặc trắng); Cui (sừng ngắn, bầu); Cổ (cao to); Nghé (trâu con). Người nông dân cũng thủy chung, biết tâm tình, an ủi với con trâu như người bạn, người ơn:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Hình bóng con trâu in sâu trong đời sống văn hóa dân tộc. Trâu là biểu tượng của nền văn minh lúa nước với hình tượng “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Hình tượng con trâu thể hiện khá đậm nét trong văn học nghệ thuật Việt Nam, như trong làng tranh Đông Hồ, trong ca dao, tục ngữ, bài hát đồng giao, là đề tài cảm hứng trong thơ ca... “Ai bảo trăn trâu là khổ. Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao” (Giang Nam).
Trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam có truyện ngụ ngôn “Trí khôn” mô tả sự thông minh của anh nông dân biết nghĩ ra cách lừa cọp cứu được con trâu đang cùng anh cày ruộng. Con trâu đã trở thành linh vật trong Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003, hình tượng con trâu vàng từng là biểu tượng của thể thao Việt Nam. Con trâu đứng thứ 2 trong 12 con giáp với pháp danh Sửu, theo hệ Can Chi, năm 2021 là năm Tân Sửu.
Người tuổi Sửu có nhiều điểm tốt, giống như đặc tính con trâu như: khỏe mạnh, thật thà, tốt bụng, có ý chí và kiên định, tự lập, trung thành, không ngại khó khăn, cần mẫn, dẻo dai, thực tế, đơn giản, thanh đạm, có tính tập thể, kỷ cương, nghĩ sao làm vậy, khó bị ai cám dỗ, bắt nạt… Người tuổi Sửu có điểm yếu là có trường hợp do thiếu quyết đoán nên để lỡ mất cơ hội. Do đó nên họ cần phải nỗ lực học hỏi mới có thể đạt được thành công. Tính khí người tuổi Sửu đôi lúc cũng nóng nảy, nhất là trong chuyện tình yêu nên cần phải biết kiềm chế để giữ hòa khí.
Những cá nhân tuổi Sửu tiêu biểu như: Phùng Hưng (761-802), Lê Hoàn (941-1005), Lê Đại Hành (980-1005), Trần Quang Khải (1241-1294), Nguyễn Thái Học (1902-1930), Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Trần Huy Liệu (1901-1969), Phùng Chí Kiên (1901-1941)... Những doanh nhân thành đạt như: Trần Đình Long, Tập đoàn Hòa Phát; Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch VASEP; Nguyễn Hùng Minh, Phó Tổng Giám đốc Thaco; Trần Trọng Kiên, Tập đoàn Thiên Minh; Trần Ngọc Tâm, Nam A Bank…
Xưa kia con trâu có vai trò lớn với tam nông. Con trâu khiến cho nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn sung túc. Nhà nông xưa rất thông minh, biết thuần dưỡng để phát huy sức mạnh của con trâu để làm nên nền văn minh nông nghiệp rực rỡ.
Thời cuộc nay đổi thay. Con trâu xưa đã làm xong sứ mạng lịch sử của mình. Trong thời đại mới, chúng ta phải biết kế thừa sự thông minh của nhà nông xưa và những đặc tính ưu việt của con trâu để làm cho đất nước mạnh giàu và văn minh, hiện đại. Đó là phải có sức khỏe, trí tuệ; có ý chí, khát vọng vươn lên; phải chủ động, sáng tạo; phải cần kiệm, dẻo dai; phải thanh đạm, vô tư; có nghĩa, có tình… Phải lấy tinh thần chủ động, nhanh nhạy, sáng tạo để kế thừa sự nhạy bén, thông minh của nhà nông xưa. Phải lấy nguồn lực của trí tuệ và khoa học, công nghệ hiện đại để thay thế sức lực cơ bắp của… đôi trâu. Tuy sống trong thời buổi máy móc hiện đại nhưng chúng ta phải biết ơn và không quên hình bóng “vàng son” một thời của con trâu thân yêu.
Trâu tượng trưng cho sự tốt lành, ai nằm mơ thấy trâu vàng đến nhà là điềm phú quý. “Con trâu vàng” là Linh vật năm 2021 - Món quà tết đầy ý nghĩa! Tân Sửu là năm mở đầu kỳ kế hoạch 5 năm đầy kỳ vọng với tinh thần “Con trâu vàng” báo hiệu nhiều điều tốt đẹp.
Tân Sửu, chúc mọi người tràn đầy sinh lực, nhà nhà hạnh phúc; hy vọng Hậu Giang sẽ có nhiều ý nghĩ mới, cách làm mới, gặt hái thành quả mới để đưa tỉnh nhà không ngừng phát triển đi lên sánh vai cùng với bầu bạn gần xa!
Trâu Cổ cơ nghiệp nông gia
Tân Sửu cơ hội quốc gia mạnh giàu!
LÊ HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Bất ngờ danh tính đại gia Quảng Bình có vợ nghi bị bắt cóc tống tiền 10 tỷ đồng
- ·Toyota khẳng định vị trí số 1
- ·Bài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phí
- ·Gợi ý bữa tối ba món đủ chất, dễ làm
- ·Tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
- ·Về miền cổ tích chỉ có trong tranh
- ·Trang tin điện tử Sở Du lịch 'nhầm' Nghênh Lương Đình với Phu Văn Lâu
- ·Không khí cô quạnh tại viện dưỡng lão nghệ sĩ trong ngày giỗ tổ
- ·Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: ‘Lỗi đánh máy’ của Bộ Y tế?
- ·NSƯT Phương Quang qua đời, di nguyện hiến xác cho y học
- ·ISO 13485: 2016 và “sự sống còn” của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
- ·Thương hiệu trà sữa ghi chú 'kém duyên' về An Tây gây tranh cãi
- ·Hà Nội: Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm
- ·Máy tính bảng Android đầu tiên của HP tại Việt Nam
- ·Tiền điện tháng 4 tăng 'sốc': Phó Thủ tướng chỉ đạo 'nóng'
- ·Cao Bằng chuẩn bị đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của Unesco
- ·Công nghệ “chặn” vi khuẩn “made in Vietnam”
- ·Bộ ba tuyển thủ quốc gia của Viettel trở thành Đại sứ ‘Trái tim cho em’
- ·Học Bác và làm theo Bác để mỗi người làm tốt hơn
- ·BMW 760Li