【ti do bong da】Xét xử trực tuyến hướng đến tòa án điện tử
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2021 của Quốc hội về xét xử trực tuyến,ửtrựctuyếnhướngđếntanđiệntửti do bong da tòa án nhân dân (TAND) hai cấp Hậu Giang đã tổ chức thành công nhiều phiên tòa xét xử trực tuyến, qua đó góp phần tiết giảm chi phí cho người dân, hướng đến việc xây dựng tòa án điện tử. Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Tuấn (ảnh), Phó Chánh án TAND tỉnh. Ông Tuấn thông tin.
- Tính đến nay, TAND hai cấp của tỉnh đã tổ chức xét xử được 60 vụ án theo hình thức trực tuyến. Các phiên tòa trực tuyến đã tạo được hiệu ứng dư luận xã hội tốt trên địa bàn tỉnh.
Phiên tòa trực tuyến được xem là bước đột phá trong cải cách tư pháp của hệ thống tòa án, hướng đến xây dựng “tòa án điện tử”, giúp hạn chế tập trung đông người tại một phòng xử án, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân.
Cụ thể, việc xét xử trực tuyến có ý nghĩa đặc biệt đối với các vụ án về tội xâm hại tình dục, kinh tế, tham nhũng, chức vụ; các vụ án có nhiều người tham gia tố tụng… vì phương thức tiến hành tố tụng này cho phép người bị hại, người làm chứng, luật sư và những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các địa điểm khác nhau. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân tốt hơn, hiệu quả hơn; hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần hoặc xét xử vắng mặt người bị kiện; giảm bức xúc cho người khởi kiện.
Vậy việc tổ chức xét xử trực tuyến được tòa án hai cấp Hậu Giang triển khai như thế nào, thưa ông ?
- Để tổ chức, thực hiện tốt phiên tòa trực tuyến, tòa án hai cấp tỉnh đã lựa chọn những vụ án đảm bảo đủ điều kiện; phối hợp tốt với viện kiểm sát, trại tạm giam và các cơ quan liên quan; chuẩn bị tốt các trang thiết bị điện tử đảm bảo phục vụ tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần.
Hầu hết các vụ án đều diễn ra thuận lợi, cơ bản đáp ứng về kỹ thuật đường truyền, đảm bảo đúng các quy định về trình tự thủ tục như phiên tòa xét xử trực tiếp.
Tính đến thời điểm này, không có vụ án nào đưa ra xét xử trực tuyến phải hoãn phiên tòa. Khâu bố trí, tổ chức, xây dựng kế hoạch được phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các cơ quan viện kiểm sát, công an, trung tâm trợ giúp pháp lý, UBND các cấp. Các phiên tòa có được ghi âm, ghi hình và lưu trữ làm tài liệu nghiên cứu, rút kinh nghiệm.
Đâu là khó khăn của việc xét xử theo hình thức trực tuyến đối với TAND hai cấp Hậu Giang ?
- Trên thực tế, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu, đường truyền giữa các điểm cầu chưa đảm bảo sự ổn định, chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là xét xử các vụ án hình sự phải kết nối với cơ sở giam giữ còn gặp khó khăn.
Hiện tại, ngoài TAND tỉnh có phòng xét xử trực tuyến, còn các TAND cấp huyện còn lại chưa có phòng xét xử trực tuyến, phải sử dụng thiết bị họp giao ban trực tuyến để phục vụ công tác xét xử tại điểm cầu trung tâm. Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng đường truyền trong quá trình xét xử, TAND cấp huyện phải ký hợp đồng lắp đặt mới đường truyền internet với đơn vị viễn thông, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí…
Một phiên tòa xét xử trực tuyến tại thành phố Ngã Bảy.
TAND tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện như thế nào đối với hoạt động xét xử trực tuyến, thưa ông ?
- Nhìn chung, sau gần 2 năm triển khai, kết quả xét xử trực tuyến tòa án hai cấp Hậu Giang đạt và vượt chỉ tiêu. Đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TAND tỉnh, sự chủ động phối hợp tốt với cấp ủy địa phương, sự hỗ trợ kinh phí kết nối, lắp đặt đường truyền của UBND tỉnh…
Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn của tòa án hai cấp, chúng tôi đã có sự linh hoạt trong xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp ngay từ đầu năm đã triển khai thực hiện, tránh bị động vào những tháng cuối năm…
Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị đến TAND tối cao sớm lắp đặt thiết bị xét xử trực tuyến và các phương tiện cần thiết cho tòa án cấp huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử trực tuyến. Chúng tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm và kinh nghiệm đã đúc kết, ngành sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, trong đó có công tác xét xử trực tuyến.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này !
B.B thực hiện
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Kịch bản nào cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023?
- ·Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót
- ·Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá
- ·Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Hạ Long
- ·Chạm tay vào chỗ 'nhạy cảm' để hướng dẫn công việc
- ·Đề xuất loạt quy định mới về đào tạo, sát hạch, nâng hạng bằng lái ô tô
- ·Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
- ·Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Quyết liệt, nhạy bén, sáng tạo thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2023
- ·Hàng trăm tài xế ‘ngỡ ngàng’ khi bị phạt lỗi tốc độ trên đại lộ Vinh
- ·Tá hỏa vì người yêu giục cưới
- ·Bình Dương tiếp tục công khai 327 trang sao kê 20 tỷ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt
- ·6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động
- ·Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
- ·Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi ra thông báo khẩn ứng phó áp thấp nhiệt đới
- ·Thủ đoạn mạo danh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp cận người giàu để lừa đảo
- ·Thanh niên cướp xe tải gây loạt tai nạn khiến 1 người chết, 6 người bị thương
- ·7 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo tăng hơn 25%
- ·Phải làm rõ 'cơ chế gọi điện thoại trợ giúp' khi vi phạm giao thông để xử nghiêm