【soi keo seria】Phải giám sát chặt quyền truy cập cơ sở dữ liệu của cơ quan kiểm toán
Chiều 25/10, QH thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN. Một số vấn đề còn ý kiến khác nhau vẫn được nhiều ĐBQH quan tâm thảo luận, như: về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia; kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra giữa cơ quan kiểm toán và Thanh tra Chính phủ.
Cần phân cấp thẩm quyền truy cập và phải được giám sát
Mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN.
Về quy định bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thảo luận, có ý kiến tán thành quy định của dự thảo luật, nhưng đề nghị quy định chặt chẽ để bảo đảm bí mật của đơn vị được kiểm toán.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm và phân quyền truy cập phù hợp. Có ý kiến đề nghị không giao quyền truy cập cho KTNN vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ, quy định bảo vệ bí mật nhà nước.
Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) cho rằng, việc bổ sung quyền truy cập cho KTNN là cần thiết để phục vụ hoạt động kiểm toán và phù hợp với thời đại công nghệ thông tin, xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, đúng như ý kiến của các vị ĐBQH đã nêu, cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có nhiều loại thông tin khác nhau, có cả những thông tin mật, tối mật, tuyệt mật, có những thông tin là bí mật riêng tư, bí mật nhà nước,… nên cần phân cấp quyền truy cập phù hợp và phải quản lý, giám sát chặt chẽ.
UBTVQH đã tiếp thu, quy định rõ, chỉ cho phép KTNN truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử để thu thập thông tin liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; chỉ trưởng đoàn kiểm toán được phép truy cập dưới sự giám sát và thống nhất về phạm vi truy cập của đơn vị được kiểm toán hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Đây là vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm. Theo ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), quy định này là cần thiết, tuy nhiên trong quá trình truy cập, kiểm toán viên phải tuân thủ bảo mật và chịu trách nhiệm về bảo mật thông tin. Do đó, dự thảo luật cần quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm, phân cấp thẩm quyền truy cập phù hợp và có giám sát rõ ràng.
ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) băn khoăn, nếu theo quy định của dự thảo luật, nghĩa là trưởng đoàn kiểm toán có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài sản công… “Trưởng đoàn kiểm toán có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của ngành Thuế, Kho bạc, liệu có ổn không? Liệu có trở thành tiền lệ, các cơ quan thanh tra cũng được quyền truy cập khi thực hiện thanh tra hay không?” - ĐB đặt câu hỏi.
Hoặc như quy định, trưởng đoàn thanh tra có quyền truy cập hoặc có quyền ủy quyền cho các thành viên trong đoàn, quy định như vậy, theo ĐB Nguyễn Thanh Hồng là không phù hợp.
Liên quan đến quy định này, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, báo cáo điện tử… Chính vì vậy, KTNN buộc phải theo kịp, thay bằng buộc các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán cung cấp hồ sơ, tài liệu giấy thì nay là hồ sơ, tài liệu điện tử, cho nên việc cho phép KTNN được truy cập dữ liệu điện tử là cần thiết.
“Truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán là điều lo lắng nhất của ĐBQH, ảnh hưởng đến bí mật của doanh nghiệp, đơn vị và của cá nhân. Tuy nhiên, tôi cho rằng, không cần phải quá lo lắng, bởi vì muốn truy cập thì phải được tổ chức, cơ quan đó đồng ý, cung cấp tài khoản và phải thống nhất phạm vi, nội dung và giới hạn truy cập thì mới được truy cập. KTNN phải chịu trách nhiệm về bảo mật và thực hiện các quy định pháp luật có liên quan” - Tổng KTNN Hồ Đức Phớc nói.
Đối tượng phải liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công
Về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN của UBTVQH nêu rõ, có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo luật là mở rộng đối tượng kiểm toán, trái với Luật KTNN và Hiến pháp. Có ý kiến cho rằng, đối tượng kiểm toán theo dự thảo luật là rất rộng, cần thu hẹp lại…
UBTVQH cho rằng, dự thảo luật quy định khái niệm “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” chưa rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khi áp dụng dễ dẫn đến mở rộng đối tượng kiểm toán, vượt ra ngoài phạm vi là đơn vị quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Vì vậy, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đã bổ sung vào phần giải thích thuật ngữ để làm rõ khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
Nhiều ĐB cho rằng, cần phải quy định cụ thể thế nào là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Theo ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), quy định: “Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán…” còn chung chung. “Đối tượng là đối tượng nào, mức độ nào thì có liên quan. Mở rộng đối tượng này cần quy định cụ thể để có thể dễ triển khai thực hiện. Cách kiểm toán và quy trình kiểm toán những đối tượng này cũng cần phải quy định cụ thể”. Có như vậy, khi luật được ban hành mới có khả năng triển khai thực hiện, ĐB Mai Thị Ánh Tuyết nhận định.
Tiếp thu ý kiến các ĐBQH, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, quy định “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”, là bởi vì Luật KTNN năm 2015 đã quy định đối tượng kiểm toán có nói đến các tổ chức, cá nhân nhưng chưa quy định rõ. Cho nên tại dự thảo luật lần này, KTNN đã đề nghị xác định đối tượng kiểm toán là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công và tài sản công, những tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán.
Một số ĐBQH lo ngại về chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra của cơ quan kiểm toán, cơ quan thanh tra, gây khó khăn cho doanh nghiệp. ĐB Mai Thị Ánh Tuyết cho rằng, phải công khai kế hoạch KTNN hàng năm trước khi ban hành; phải xây dựng kế hoạch để tránh chồng chéo với Thanh tra Chính phủ.
Về vấn đề này, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết, hiện cơ quan kiểm toán đang phối hợp rất tốt với Thanh tra Chính phủ. Trên cơ sở đầu mối là Thanh tra Chính phủ, KTNN có kế hoạch kiểm toán và công khai các đầu mối kiểm toán, sau khi đã thống nhất các cơ quan thanh tra, để tránh trùng lắp, giảm khó khăn cho cơ quan, tổ chức, đơn vị./.
Phải quy định rõ thời gian công khai báo cáo kiểm toán ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phân tích một số quy định của dự thảo luật dưới góc độ quy định phù hợp với Luật Phòng chống tham nhũng. Theo ĐB, dự thảo luật bổ sung thẩm quyền cho KTNN nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả, nhưng cần xem xét, đánh giá để tránh xung đột với các luật chuyên ngành, tránh chồng chéo, vượt thẩm quyền. “Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định trách nhiệm công khai, minh bạch các cơ quan, tổ chức, đơn vị, do đó, Luật KTNN cũng phải công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm toán. Những quy định về vấn đề này trong dự thảo luật cần được bổ sung cho đầy đủ hơn. Luật quy định phải công khai báo cáo kiểm toán, nhưng không quy định thời hạn phải công khai, điều này làm giảm ý nghĩa của kiểm toán” - ĐB Nguyễn Ngọc Phương nói./. |
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quyết tâm, phấn đấu sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước
- ·Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023
- ·Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm một số chức danh
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Cuba
- ·Tiêu chuẩn quốc tế
- ·Những hành vi mua bán trái phép chất ma túy
- ·Tổng Bí thư: Từng Ủy viên Bộ Chính trị phải gương mẫu, nói đi đôi với làm
- ·Việt Nam tiếp nhận 1,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca do Pháp và Italy tặng
- ·Năm 2020 Chính phủ dự kiến GDP tăng 2,5
- ·Kiều bào từ 11 nước ủng hộ Qũy vắc xin phòng chống Covid
- ·Đảm bảo an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong dịp Tết Quý Mão 2023
- ·Tư lệnh Quân khu 7: 'Ở đâu khó khăn, ở đó có bộ đội'
- ·Phó Thủ tướng: Bình Dương cần mở cửa chắc chắn và an toàn
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa vốn đến đúng, trúng các động lực tăng trưởng
- ·Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp và dịch tả lợn Châu Phi
- ·Cần chính sách hấp dẫn, khả thi hơn phát triển Khu kinh tế Vân Phong
- ·Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất quan trọng tại Hội nghị WEF Davos 2022
- ·Tiếp tục cơ chế kiểm soát chặt chẽ người ra, vào TPHCM
- ·Cao tốc Tiên Yên – Móng Cái áp dụng thu phí điện tử không dừng
- ·Thông qua kế hoạch hành động của Nhóm đặc trách ASEAN về tin giả