【ars vs southampton】Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Hải Phòng: Tiêu hủy 7,ệtNamlànướcđầutiêntrênthếgiớisảnxuấtthươngmạivắcxindịchtảlợnchâars vs southampton5 tấn lòng lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi | |
Sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi vào đầu quý 3/2021 | |
Quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi họp báo |
Lần đầu tiên có vắc xin thương mại
Tại buổi Họp báo thông tin và kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin DTLCP sáng nay 1/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y vừa nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh DTLCP.
Bệnh DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Đã hơn 100 năm qua kể từ khi bệnh DTLCP được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến vi rút DTLCP và phát triển vắc xin của các nhà khoa học được công bố; tuy nhiên, trên thế giới chưa có vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, đến đầu tháng 11/2019 các nhà khoa học của Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu thành công chủng vi rút DTLCP nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP.
Ngay trong tháng 11/2019, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã cử Lãnh đạo Cục Thú y sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vắc xin DTLCP.
Ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: từ tháng 2/2020, việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin chính thức được thực hiện cùng với sự phối hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ.
Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y thống nhất và ký Thỏa thuận chung (MOU) hợp tác kỹ thuật với Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ làm cơ sở cho các bên triển khai thực hiện. Từ tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống vi rút DTLCP nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống bệnh DTLCP tại Việt Nam.
Toàn cảnh buổi họp báo |
Ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (VET) chia sẻ thêm: ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASFV-G-∆I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu, trải qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vắc xin được bảo hộ khi công cường độc trong phòng thí nghiệm.
Trong điều kiện sản xuất đã bảo hộ được trên 80% số lợn được tiêm vắc xin khi công cường độc với chủng vi rút gây bệnh DTLCP tại Việt Nam; độ dài miễn dịch của vắc xin kéo dài 6 tháng sau tiêm phòng.
“Việt Nam đã chính thức sản xuất được vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện: Cấp Giấy chứng nhận lưu hành đối với vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco theo quy định.
Bên cạnh đó, tổ chức giám sát chất lượng vắc xin NAVET-ASFVAC (đối với chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực bằng phương pháp công cường độc) của 10 lô vắc xin được sản xuất liên tiếp; tổ chức giám sát việc sử dụng NAVET-ASFVAC sau khi cấp giấy phép lưu hành.
Nhiều quốc gia hỏi mua vắc xin DTLCP
Về giá vắc xin, ông Trần Xuân Hạnh thông tin thêm: giá vắc xin dao động từ 34.000-36.000 đồng/liều. Đây là mức giá có thể chấp nhận được, dự báo khả năng mức giá này sẽ dần dần giảm xuống vì giai đoạn đầu doanh nghiệp phải trả lại phí chuyển giao, mua giống cho phía Hoa Kỳ.
Việc sản xuất, đăng ký lưu hành vắc xin thương mại phòng bệnh DTLCP được đánh giá góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu.
Trước câu hỏi về khả năng xuất khẩu vắc xin DTLCP, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin sản xuất vắc xin DTLCP đáp ứng được nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm vắc xin".
Hiện nay, bệnh DTLCP vẫn xảy ra tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; trong khi đến thời điểm này, trên toàn thế giới chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vắc xin thương mại. Vì vậy, dư địa xuất khẩu vắc xin DTLCP được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn. Thậm chí, đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã có thư hỏi mua vắc xin DTLCP của Việt Nam.
Dự kiến ngày 3/6/2022, Bộ NN&PTNT sẽ chính thức công bố thành tựu nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh DTLCP. Vắc xin có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco. Vắc xin được tổ chức giám sát sử dụng theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC ở diện hẹp; số lượng vắc xin dự kiến được phép sử dụng khoảng 600.000 liều; địa điểm sử dụng tại các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và người chăn nuôi có nhu cầu đăng ký tự nguyện sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC. Giai đoạn 2: sau khi có báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC ở giai đoạn 1, Cục Thú y báo cáo Bộ NN&PTNT chỉ đạo việc sử dụng vắc xin ở phạm vi toàn quốc. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước bất động
- ·Kiểm tra, giám sát chặt hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu biên giới An Giang
- ·Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024
- ·Cục Thuế TP. Hà Nội: Theo dõi sát “sức khỏe” doanh nghiệp để có kịch bản thu phù hợp
- ·Vương quốc Anh và Việt Nam hợp tác tổ chức Hội nghị Di chuyển Xanh và Bình đẳng giới
- ·Hải quan Đà Nẵng đưa cải cách đi vào thực chất
- ·“Dịch vụ thuế 5 sao” hỗ trợ quyết toán thuế ở Cục Thuế Bình Định
- ·Đo lường tuân thủ để phát hiện hạn chế, kẽ hở trong chính sách quản lý
- ·Đảm bảo thuốc trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- ·Thông tin mới về lộ trình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
- ·Cần xử lý tình trạng đổ rác “bậy” trên đường tạo lực Bắc Tân Uyên
- ·Khai mạc Triển lãm kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024
- ·Ông Lê Minh Đức được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh
- ·Bào ngư, vi cá mập giá rẻ giật mình, sự thật thịt bò Úc 80.000 đồng/kg
- ·2 bước tính toán, hướng dẫn chọn quạt thông gió dễ dàng cho nhà xưởng
- ·Karaoke được mở lại nhưng lượng khách đến chỉ còn 1/5
- ·Ngành Thuế dẫn đầu trong chuyển đổi số
- ·Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?
- ·Long An tham gia Ngày hội trái cây Việt Nam tại Tiền Giang
- ·Cục Thuế Thái Nguyên phối hợp quản lý thuế chuyên sâu khai thác tài nguyên khoáng sản