【kqbd dem qua va hom nay】Chiến tranh Syria bùng nổ, Nga nhận ra thời điểm của mình đã đến
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria | |
Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn, Mỹ lập lờ: “Chảo lửa” Syria lại sục sôi | |
Mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria, Mỹ gieo mầm sống cho IS | |
Vùng an toàn ở Syria: Lợi bất cập hại |
Quân đội Nga ở căn cứ không quân Khmeimim gần Latakia, Syria. Ảnh: CBC |
Cho tới nay, Nga là lực lượng mạnh nhất ở Syria, Tổng thống Putin và Tổng thống Assad là đồng minh trong khi quân đội Syria cũng nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Moscow.
Hiện nay, chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm "quét sạch" người Kurd khỏi khu vực biên giới đông bắc Syria có thể trao cho Tổng thống Putin cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của Nga và khiến giới "diều hâu" - những người theo đuổi chính sách cứng rắn của Mỹ phải đứng ngồi không yên.
Ảnh hưởng của Nga ở Syria
Nga có một căn cứ quân sự ở Syria đặt tại Hmeimin trên bờ biển địa Trung Hải, gần thành phố Latakia. Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là một căn cứ không quân bởi có rất nhiều quan chức quân đội cấp cao của Nga cũng đang đồn trú ở đây. Căn cứ này cũng là nơi đặt trung tâm hòa giải của quân đội Nga nhằm liên lạc với liên quân do Mỹ dẫn đầu để tránh việc chiến đấu cơ của 2 bên va chạm nhau.
Xa hơn ở phía nam Syria, cảng Tartus là căn cứ hải quân chính của Nga ở khu vực này và là căn cứ duy nhất của Nga trên biển Địa Trung Hải. Các tàu ngầm và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình của Nga thường được sử dụng để tấn công IS và các nhóm nổi dậy khi cuộc chiến ở quốc gia Trung Đông này vẫn "căng như dây đàn". Vào thời kỳ cao điểm của cuộc xung đột Syria, các lực lượng tác chiến mặt đất của Moscow thậm chí đã hiện diện với số lượng lớn tại đây.
Bên cạnh quân sự, Nga cũng có các động thái nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Syria. Các công ty dầu mỏ và khí đốt của Moscow đã ký kết nhiều hợp đồng để khai thác hydrocarbon ở Đông Syria.
Phản ứng của Nga về việc Mỹ rút quân
Nga muốn Mỹ rời khỏi Syria và nhiều lần khẳng định rằng sự hiện diện của Washington ở đây là bất hợp pháp.
Ngày 9/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông vẫn không tin rằng Tổng thống Trump sẽ thực hiện thông báo rút quân.
"Donald Trump thực sự đã nhiều lần khẳng định rằng ông ấy sẽ rút quân khỏi Syria và các quốc gia khác nhưng sau đó lại trì hoãn việc này. Tôi không loại trừ khả năng lần này cũng tương tự như vậy", ông Lavrov nhận định trong một sự kiện ở thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan.
Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một trong những nhóm nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này. Mặc dù Moscow và Ankara ủng hộ 2 lực lượng đối lập nhau ở Syria song Nga chắc chắn chào đón sự rút quân hoàn toàn của Mỹ khỏi Syria bởi điều này sẽ khiến điện Kremlin có thêm ảnh hưởng, không chỉ trong việc định hình tương lai Syria mà là toàn bộ Trung Đông.
Nga liệu có ủng hộ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ?
Mặc dù Ankara là một đối tác quan trọng của Moscow, cả tại Syria và trên trường quốc tế song Nga rất thận trọng với chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ bởi cuộc tấn công này có thể ảnh hưởng đến một số dự án quan trọng của Nga - trong đó có "đứa con tinh thần" của nước này - Ủy ban Hiến pháp Syria.
"Điều quan trọng là cần phải kiềm chế bất kỳ hành động nào có thể gây nên những trở ngại trong tiến trình ổn định Syria. Chúng tôi hiểu có những quan điểm khác nhau và vẫn còn một chặng đường dài gian khó phía trước. Hiện tại Ủy ban Hiến pháp Syria đã được thành lập và thời gian cho hội nghị này đã được ấn định, do đó không nên để bất kỳ bước đi nào làm tổn hại đến quá trình này", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định.
Tổng thống Nga Putin đã gọi cho ông Erdogan ngày 9/10 để cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc có thể gây nguy hiểm cho tiến trình hòa bình ở Syria. Theo một nguồn tin từ điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, cả 2 nhà lãnh đạo đều nhất trí sẽ đảm bảo sự thống nhất lãnh thổ của Syria.
Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào Syria và tấn công lực lượng người Kurd ở đông bắc nước này. Mặc dù tuyên bố không tham gia vào cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng ở đông bắc Syria song không hẳn là Nga sẽ “ngoảnh mặt làm ngơ”.
Lý do ở đây rất đơn giản: Là một đồng minh của Tổng thống Assad, mục tiêu của Nga là chính phủ Syria sẽ giành lại được tất cả lãnh thổ từ phe nổi dậy và các lực lượng do Mỹ ủng hộ. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến tình trạng chia cắt lãnh thổ ở Syria kéo dài hơn.
Ngày 9/10, Damascus chỉ trích thông báo của Ankara về việc đưa quân vào Syria rằng: "Hành động thô bạo của chính quyền Tổng thống Erdogan rõ ràng cho thấy tham vọng bành trướng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ và điều này không thể chấp nhận được dù viện bất kỳ lý lẽ nào".
Trong khi đó, Nga đưa ra đề xuất đàm phán với tất cả các bên nhằm tìm kiếm một giải pháp. "Chúng tôi đang liên lạc với các bên và chúng tôi khuyến khích họ nên bắt đầu đối thoại để giải quyết các vấn đề tại khu vực này của Syria, trong đó có các vấn đề nhằm đảm bảo an ninh biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết.
Nga có thể làm gì?
Nga không thể ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ tiến công vào phía bắc Syria song Moscow có thể làm hạ nhiệt cuộc chiến đẫm màu này thông qua vai trò trung gian hòa giải.
Tổng thống Putin đã trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 9/10 và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định với ông Putin rằng chiến dịch quân sự của nước này sẽ góp phần đem lại hòa bình và ổn định cho Syria, đồng thời dọn đường cho tiến trình chính trị tại quốc gia này.
Trên thực tế, các tay súng người Kurd đứng cùng chiến tuyến với Mỹ trong cuộc chiến chống IS cũng từng đứng cùng phe với Nga và chính phủ Syria. Trong trận Aleppo, lực lượng này cũng chiến đấu chống lại các phe nổi dậy chống lại Tổng thống Assad. Nga và chính phủ Syria vẫn luôn duy trì liên lạc với lực lượng người Kurd với kỳ vọng họ sẽ tuân theo các quy định của chính phủ Syria và để quân chính phủ hiện diện ở các khu vực người Kurd kiểm soát.
Những diễn biến mới ở Syria cho thấy khoảnh khắc của Nga đã đến. Moscow củng cố được ảnh hưởng với Ankara, Damascus và lực lượng người Kurd. Một tuyên bố từ các lãnh đạo người Kurd hôm 9/10 dường như muốn khẳng định rằng họ hoan nghênh những tuyên bố của Ngoại trưởng Nga và hy vọng Moscow sẽ đóng vai trò giảm leo thang căng thẳng ở khu vực này.
Mỹ lo ngại về vai trò của Nga ở Syria
Những người chỉ trích về quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump đều chỉ ra rằng động thái này chẳng khác nào giúp Nga mở rộng ảnh hưởng.
"Việc Mỹ rút khỏi Syria sẽ chỉ đem lại lợi ích cho Nga, Iran và chính quyền Tổng thống Assad", Lãnh đạo Phe đa số trong Thượng viện Mitch McConnell - một trong những đồng minh trung thành của Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Top 10 sân bay đông khách nhất thế giới
- ·Ukraine chật vật sửa hệ thống điện, Nga có phần mềm 'trị' tên lửa HIMARS
- ·Khởi tố vụ vận chuyển lô sừng tê giác hơn 3 tỷ đồng
- ·Ứng dụng công nghệ số vào trường học
- ·Điện lực Long An khen thưởng đột xuất các lực lượng xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện
- ·Không được làm mất quyền lợi của người tham gia BHYT khi đổi thẻ
- ·Thành lập Đoàn giám sát về quản lý vốn DNNN và cổ phần hóa
- ·Giá cà phê hôm nay, 4/1/2024: Giá cà phê trong nước ở mức cao
- ·Gala trao giải bóng đá Doanh nhân trẻ Long An – Cúp Nha khoa Sài Gòn Thiện Tâm lần II năm 2023
- ·Thầy giáo của học sinh nghèo
- ·Phụ nữ Long An và Svay Rieng ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022
- ·Chấp thuận thành lập 6 Quỹ Tín dụng nhân dân
- ·DATC: Tổng doanh số mua nợ và tài sản đạt gần 900 tỷ đồng
- ·Giao Quyền Chủ tịch Hội đồng trường ở 2 trường của Đại học Huế
- ·Cổ phiếu vừa tăng một mạch 230%: Cả công ty 12 nhân viên, lãi kỷ lục gần 400 tỉ đồng
- ·14th National Assembly candidates made public
- ·Vietcombank sinh lời cao nhất trong các ngân hàng
- ·Bắt giữ 600 tấn quặng đồng trị giá 10 tỷ đồng tại Hải Phòng
- ·IEA: Thế giới có thể sẽ dư thừa nguồn cung dầu vào năm 2030
- ·Giá vàng hôm nay 2/1/2024: Giá vàng xu hướng đi ngang