【nhận định trận aston villa】4 vấn đề “đinh” trong Hội nghị Thượng đỉnh Nga
Sẽ có rất nhiều điều để nói trong vỏn vẹn 4 giờ đồng hồ gặp gỡ ở Helsinki,đinhnhận định trận aston villa Phần Lan và không rõ hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ có thể nhất trí với nhau điều gì và chưa thể giải quyết được những khác biệt vấn đề nào.
Có nhiều ý kiến cho rằng, ngay kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bộc lộ những điểm yếu so với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc thể hiện tầm ảnh hưởng đối với những vấn đề nóng trên thế giới. Tuy nhiên, có thể cả hai bên sẽ đều thu được kết quả tích cực từ lần gặp gỡ này.
Vậy đâu sẽ là những vấn đề chính mà lãnh đạo Nga và Mỹ tập trung giải quyết trong Hội nghị Thượng đỉnh được mong chờ từ lâu này?
Cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016
Hôm 13/6, chỉ ba ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Mỹ diễn ra, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã công bố danh sách 12 nhân viên tình báo Nga bị cho là có hoạt động can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016.
Theo ông Mueller, 12 nhân vật bị truy tố là thành viên của GRU, một cơ quan tình báo liên bang Nga thuộc hệ thống tình báo quân sự. Những người này đã tấn công vào chiến dịch vận động tranh cử của ứng cử viên Hillary Clinton, Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và Ủy ban Tranh cử Quốc hội đảng Dân chủ.
Họ bị cáo buộc phối hợp để phát hành những thông tin làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Tuy vậy, Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein cho biết, không rõ liệu những nỗ lực này có phải nhằm mục đích tác động đến kết quả bầu cử hay không.
Về vấn đề này, Tổng thống Trump đã khẳng định ông tất nhiên sẽ đề cập khi gặp Tổng thống Putin. “Tôi sẽ làm gì đây? Ông ấy có thể phủ nhận điều đó”, Trump nói với các phóng viên tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO hôm 12/7. “Tất cả những gì tôi có thể làm là nói, ‘Có phải các ông đã làm?’, ‘Đừng làm điều đó thêm một lần nào nữa’ nhưng ông ấy [Putin-ND] có thể phủ nhận điều đó”.
Trước đó, Tổng thống Nga Putin từng thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc cho rằng Nga đã tác động vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 khi ông gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tháng 7/2017.
Cuộc chiến ở Syria
Tổng thống Trump muốn rút quân khỏi Syria trong khi Tổng thống Putin muốn bảo vệ đồng minh của mình thông qua việc đảm bảo vị trí hiện tại của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. Hai nhà lãnh đạo có thể có được một thỏa thuận nhưng dù đó là thỏa thuận gì thì vẫn sẽ là thất bại đối với Mỹ, nếu xét tình hình thực tế hiện nay ở Syria.
Mỹ hiện có khoảng 2.000 quân ở Syria với mục đích đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Họ làm nhiệm vụ này thông qua việc hỗ trợ các lực lượng người Kurd và làm việc với các nước khác nằm trong khối liên minh chống IS.
Tuy nhiên, Mỹ cũng đang đứng ở phía lực lượng nổi dậy muốn chiến đấu để loại bỏ quyền lực của ông Assad. Điều này khiến Mỹ phải đối đầu với Nga. Chính vì lẽ đó, không có gì ngạc nhiên khi ông Trump muốn bàn bạc với ông Putin về Syria.
Nga hứa sẽ không tấn công lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn ở Tây Nam Syria, gần biên giới với Jordan. Nếu điều này là sự thực, nó sẽ cung cấp cho Tổng thống Trump không gian để rút binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng chống chính phủ Syria về.
Nhưng đó không phải là tất cả, Tổng thống Trump còn muốn Nga đảm bảo rằng sẽ không có xung đột lớn giữa quân đội Syria và các lực lượng chống đối ở Tây Nam Syria, và lực lượng được Iran hậu thuẫn như Hezbollah không được hiện diện ở khu vực này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người vừa có cuộc gặp ông Putin hôm 12/7 cho biết, nhà lãnh đạo Nga đã đồng ý bàn về Iran trong suốt buổi nói chuyện giữa họ.
Vậy, nếu đạt được mục đích, ông Trump sẽ đáp lễ ông Putin ra sao? Trong trường hợp này, Washington sẽ không cản trở những nỗ lực của Moscow giúp Tổng thống Assad củng cố quyền kiểm soát đất nước. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, câu chuyện Syria từng là vấn đề rắc rối và sẽ tiếp tục là như vậy bởi chẳng có lý do nào Nga lại quay ngoắt 180 độ chống lại Iran chỉ để thực hiện một thỏa thuận với Mỹ, trừ khi có một nhượng bộ bất ngờ từ ông Trump.
Vấn đề Crimea
Hồi tháng 2 năm nay, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine có thông báo chính thức trên Twitter: “Chúng tôi sẽ không bao giờ thừa nhận nỗ lực của Nga sáp nhập Crimea và chúng tôi vẫn kiên định trong việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Tháng 6/2018, kênh RT của Nga cho biết có thông tin Tổng thống Trump đã tuyên bố với lãnh đạo các quốc gia G7 ở Quebec, Canada rằng Crimea có thể thuộc về nước Nga bởi phần lớn người dân ở đây đều nói tiếng Nga.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO hôm 12/7, ông Trump cho biết, liệu Mỹ có nên công nhận Crimea là một phần của Nga hay không “là một câu hỏi thú vị”. Và trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Theresa May hôm 13/7, Trump tuyên bố nếu ông là Tổng thống Mỹ từ năm 2014, thì ông sẽ không cho phép Crimea nhập vào LB Nga, đồng thời gọi đó là sai lầm của ê-kíp thời Tổng thống Barack Obama.
Với những thông điệp không rõ ràng như vậy, người ta không thể biết liệu ông Trump có đơn phương công nhận Crimea là một phần của Nga hay không bởi trước đó, vào tháng 7/2017, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố nước này không bao giờ thừa nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea.
Kiểm soát vũ khí hạt nhân
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới 2010 (New START) là một thỏa thuận kiểm soát vũ khí có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Mục đích của hiệp ước này, về cơ bản là giới hạn quy mô các kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ - hai nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới. Hiệp ước này cũng cho phép Washington và Moscow theo dõi chương trình hạt nhân của nhau thông qua việc kiểm tra nghiêm ngặt và chia sẻ dữ liệu.
New START có hiệu lực cho đến năm 2021 và người ta đang kỳ vọng cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Putin có thể mở đường cho việc gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm.
Nga và Mỹ thực sự đang trong một cuộc chạy đua vũ trang. Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch phát triển các bom hạt nhân nhỏ hơn, mới hơn, trong khi Tổng thống Putin đã công bố kế hoạch chế tạo loại tên lửa hạt nhân “bất khả chiến bại”, có thể vượt qua bất cứ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ.
Theo đánh giá của giới quan sát, nếu New START có thể được gia hạn thì sau đó hai bên có thể cân nhắc nối lại những cuộc đàm phán ổn định chiến lược. Trong đó, một lựa chọn sẽ là khởi động đối thoại 2+2 của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ-Nga.
Sẽ rất khó để có thể kỳ vọng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga giải quyết được những khúc mắc vốn tồn tại lâu nay nhưng cuộc gặp Trump-Putin hoàn toàn có thể mở ra những hướng giải quyết mới, hạ nhiệt những điểm nóng hiện nay trên thế giới cũng như những “điểm nóng” trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Đi ra chỗ khác để chị kiếm ăn”
- ·Việt Nam chào đón doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào công nghiệp chế biến, năng lượng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn điện mùa mưa
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 257 nghìn tỷ đồng
- ·Giá iPhone 16 bao nhiêu? Có đắt hơn thế hệ iPhone 15?
- ·Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động
- ·Tổng cục Thuế nghiêm túc triển khai xác minh tài sản, thu nhập cán bộ
- ·Xác định trọng điểm nâng cao hiệu quả soi chiếu container
- ·Chanh không hạt 'ngọt' hơn khi có đủ giấy thông hành
- ·Tỷ phú Trần Đình Long có thêm 100 triệu USD, lời cảnh báo chưa hết nghiệm
- ·Long An có 1 thí sinh tham gia Vòng chung kết 'Cuộc thi hùng biện tiếng Trung toàn quốc
- ·“Bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng và hướng đi cho các nền kinh tế mới nổi
- ·Nhiều địa phương tăng thu ngân sách từ chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản
- ·Thu hút FDI trong lĩnh vực năng lượng sạch: Việt Nam ưu tiên chuyển giao công nghệ
- ·Cái lý cho cuộc tình tội lỗi
- ·Kinh tế phục hồi tạo đà tích cực cho thu ngân sách nội địa tăng trưởng
- ·Thu ngân sách của ngành Thuế tăng 13% trong 4 tháng đầu năm 2022
- ·Công xưởng thiếu vắng DN Việt, công nghiệp hỗ trợ cần hỗ trợ
- ·Đắng lòng gia cảnh 3 anh em mồ côi nhặt cá nuôi thân
- ·Habeco và Sabeco: 'Cuộc 'so găng' giữa hai đối thủ ngành bia