【bang xep hang tay ban nha la liga】Kịch bản nào cho kinh tế 2019
Tăng trưởng kinh tế 2019 dự báo đạt 7,02%
Năm 2018 là một năm đầy biến động, mở đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cuộc chiến này kéo dài đến hôm nay. Sự biến động này mở ra những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Điểm lại những nét nổi bật của kinh tế giai đoạn 2016-2018, báo cáo của NCIF cho thấy, trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Theo đó, GDP bình quân giai đoạn 2001-2003 tăng trưởng ở mức 6,47%, giai đoạn 2006-2008 là 6,59%, giai đoạn 2011-2013 là 5,64% và giai đoạn 2016-2018 ước đạt 6,62%. Ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng rõ nét trong 3 năm qua. Lạm phát được duy trì ổn định ở mức dưới 4%, đây là thành công của Chính phủ, tác động chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công.
Tuy nhiên, về chất lượng tăng trưởng, TS. Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và Dự báo (NCIF) cho biết, cải thiện chất lượng tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra. Đóng góp của yếu tố nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng được cải thiện, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc tín dụng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn còn hạn chế. Chưa có sự cải thiện nhiều về khả năng sử dụng vốn, năng suất lao động. Bên cạnh đó, việc vẫn gia tăng NK từ Trung Quốc sẽ có tác động tiêu cực tới các DN, tuy tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ, nhưng DN có xu hướng thiếu đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các DN vẫn tận dụng máy móc thiết bị cũ thì cạnh tranh của hàng hóa sẽ rất thấp trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Dự báo về kinh tế 2019-2020, ông Đặng Đức Anh cho biết, kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại quốc tế được dự báo sẽ suy giảm, giá cả hàng hóa quốc tế, đặc biệt là giá hàng nguyên liệu có xu hướng biến động. Một số nước lớn sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.
“Những rủi ro của kinh tế Việt Nam đến từ việc tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào FDI, khi xu hướng đóng góp của FDI cho nền kinh tế ngày càng mở rộng, trong khi đó phần đóng góp của khu vực trong nước giảm. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức cao kéo dài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, độ mở tài chính quốc gia hiện cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế, chưa kể tỷ lệ nợ công cao và nghĩa vụ trả nợ lớn”, ông Đặng Đức Anh nhấn mạnh.
Dự báo về kinh tế 2019-2020, ông Đặng Đức Anh cho biết, có hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2019. Theo kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,84% và kịch bản thứ 2 sẽ là 7,02%. Năm 2020 tình hình khả quan hơn với dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ ở hai mức 7 và 7,2%.
Xác định đúng động lực
Phân tích thêm về sự tác động của những biến động lớn của thế giới tới kinh tế Việt Nam, cụ thể là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (NCIF) cho biết, ở kịch bản Mỹ đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa NK từ Trung Quốc, dự báo sẽ làm giảm 0,10% GDP năm 2018, 0,33% năm 2019 và 0,40% năm 2020. Mức tác động này sẽ giảm dần và chấm dứt vào 2028. Đặc biệt, việc XK hàng hóa và dịch vụ sẽ bị giảm 0,13% năm 2018. Năm 2019 giảm 0,61% và tới 2020 giảm 0,89% và ảnh hưởng còn kéo dài tới năm 2032. Ở chiều NK, NK hàng hóa và dịch vụ năm 2018 giảm 0,09%, năm 2019 là 0,52% và 2020 là 0,87% trong khi đó năm 2022 lên tới 0,92%.
Với Hiệp định CPTPP, ông Trần Toàn Thắng cho biết, theo dự báo thực hiện CPTPP sẽ tác động làm GDP tăng thêm 1,32% sau khi cắt giảm thuế quan và tăng 2,01% nếu cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ. Tương ứng, XK sẽ tăng thêm 4,04% và 4,74%, NK tăng thêm 3,8% và 4,64%. GDP sẽ tăng thêm 1,7 tỷ USD, XK tăng thêm 4,09 tỷ USD và NK tăng thêm 4,93 tỷ USD.
Về động lực tăng trưởng cho các năm tới, NCIF cho biết có 3 động lực gồm: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, môi trường kinh doanh và khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Bình luận về động lực cho tăng trưởng kinh tế, theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, từ trước đến nay chúng ta hay nhắc tới động lực từ khu vực FDI, tuy nhiên, với việc chiếm tới hơn 70% kim ngạch XK thì động lực này không có ý nghĩa gì nhiều bởi nó chưa củng cố được nội lực của nền kinh tế. Chính vì thế, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng, “đừng theo đuổi động lực FDI, mà cần quay về động lực trong nước”, động lực từ khu vực tư nhân. Nền tảng tăng trưởng sắp tới phải là kinh tế tư nhân và phải xác định rõ “cần thúc vào đâu để tư nhân mạnh lên nữa”.
Dẫn ví dụ từ việc cải cách DNNN thời gian qua, cũng theo chuyên gia Lưu Bích Hồ, tới đây công cuộc cải cách nền kinh tế cần mạnh mẽ hơn, còn nếu cứ cải cách ì ạch như thế này thì rất khó để phát triển nhanh và thực chất. “Động lực cải cách là phải chấm dứt xin cho, trên nóng dưới lạnh. Nếu không thay đổi được bộ máy, không làm cho chính sách đi vào cuộc sống thì tăng trưởng kinh tế theo sẽ đó vẫn rất “xốp” chứ không chắc chắn, vẫn chỉ là tăng trưởng về số lượng chứ chưa thực sự tăng trưởng về chất lượng”.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, 3 động lực nêu trên là chưa đủ, cần bổ sung thêm động lực cải cách nhà nước và động lực này phải đứng đầu tiên. “Cần tăng cường năng lực bộ máy Nhà nước, nếu không sẽ không thể cải cách môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân đúng nghĩa. 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 nhưng chi phí cho DN vẫn đang quá cao. Chính phủ nói nhiều về 4.0 nhưng DN đổi mới sáng tạo vẫn phải sang Singapore để thành lập DN”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói. Bà Phạm Chi Lan cho rằng, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện Nghị quyết 35, đây là vấn đề căn cơ để phát triển DN tư nhân.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·“Phục vụ” hay “bị phục vụ”?
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế: Tăng cường thanh kiểm tra, chống thất thu thuế
- ·Địa phương vào cuộc bình ổn giá hàng tết
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường
- ·Giải ngân vốn xây dựng cơ bản lĩnh vực nông nghiệp mới đạt 1,9%
- ·Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán 84 tỷ đồng
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Quy định mới về quyết toán kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Cần biện pháp mạnh với các cá nhân, tổ chức gây chậm trễ cổ phần hóa
- ·Các chỉ số nợ công năm 2017 trong giới hạn an toàn
- ·Cục trưởng Đường sắt: "Trong nhà có ông già bị ốm"
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Thanh Hóa: Thanh tra chuyên ngành kho bạc giúp chi tiêu ngân sách hiệu quả
- ·Bệnh kinh niên ngành nông nghiệp
- ·Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được công nhận là bệnh viện tuyến cuối
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân Thủ Thiêm