【seagame 33 tổ chức ở đâu】Đi học phải mang theo… nhang muỗi
Trên địa bàn tỉnh,Đihọcphảimangtheonhangmuỗseagame 33 tổ chức ở đâu vẫn còn nhiều trường cơ sở vật chất bị xuống cấp, nhưng đi học mà phải mang theo nhang muỗi như học sinh Trường THCS Vị Bình, huyện Vị Thủy, lại khá hy hữu.
Muỗi nhiều, nên hàng ngày học sinh phải đốt nhang muỗi khi vào lớp.
Nơm nớp sợ bệnh sốt xuất huyết
Đến Trường THCS Vị Bình vào đầu tiết 2 của giờ học buổi chiều, khung cảnh lớp học không khác bất cứ lớp nào, ngoài trường lớp xuống cấp và lạ nhất là trên bàn học của các em rất nhiều những khoanh nhang trừ muỗi đang được đốt, khói bốc lên làm cay cay khóe mắt. Em Lê Thị Trúc Quyên, học sinh lớp 7A2, chia sẻ: “Mỗi ngày đi học, chúng em phải đem nhang muỗi theo đốt để cho bớt muỗi. Muỗi ở phòng học em nhiều lắm. Đốt nhang muỗi vậy mà em cũng bị cắn hoài”.
Giơ đôi chân lên với những vết thâm đen do ngứa gãi vì bị muỗi cắn, phỏng nhang trừ muỗi, em Đặng Huỳnh Như, học sinh lớp 7A2, nói: “Muỗi cắn ngứa quá, em cứ gãi, riết rồi chân nhiều sẹo lắm. Có hôm muỗi nhiều em để ở dưới bàn rồi để ở cả trên bàn, em lo viết bài, lâu lâu lại quên, quơ tay ngang phỏng hoài. Còn để ở dưới chân cứ lâu lâu quần dài em cũng bị lủng vài lỗ. Ngày nào cũng đốt nên em và bạn cùng lớp hùn lại để mua nhang muỗi cho đỡ tốn kém, cứ 3 bàn chúng em đốt 1 khoanh thôi hà”. Nhìn cảnh học sinh hàng ngày đốt nhang trừ muỗi, cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên dạy tiếng Anh, cho biết: “Lúc đầu dạy, thấy các em đốt nhiều nhang muỗi quá tôi không quen mùi, khói bay lên rất khó chịu, nhưng không nỡ bảo các em tắt đi. Dần dần tôi và các em cũng thấy bình thường. Tôi chỉ lo muỗi cắn nhiều sợ các em dễ bị bệnh sốt xuất huyết”.
Nói về thực trạng muỗi quá nhiều, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Vị Bình, cho biết: “Có thể do trường ở gần 2 hố rác nên vậy (1 hố rác của trường, cuối mỗi tuần sẽ được đốt, còn 1 lò đốt rác của Trường Mẫu giáo Vị Bình kế bên). Muỗi quá nhiều, chúng tôi cũng không biết khắc phục sao. Do không có kinh phí xây dựng lò đốt rác, nên chỉ đào cát lên một khoảng rộng để học sinh bỏ rác rồi đốt, khi có rác nhiều, chúng tôi lại đào hố kế bên, trường mẫu giáo cũng có hố rác nữa. Hiện tại, nhà trường đang ở nhờ trên đất của trường mẫu giáo”.
Chịu đựng cảnh xuống cấp
Không chỉ chịu cảnh muỗi cắn, mà giáo viên và học sinh của trường còn phải chịu cảnh mưa tạt, gió lùa. Chỉ tay về dãy phòng học tiền chế với những vách tôn đã quá cũ kỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Các vách tôn của dãy phòng học đã bị hư. Mùa này là mùa mưa còn đỡ, chứ mùa nắng học sinh và giáo viên chịu không nổi. Nóng nực dữ lắm”. Từ khi thành lập trường (năm 2008) đến năm 2012, trường được các phụ huynh, mạnh thường quân đóng góp lắp cho mỗi phòng học từ 4-5 cây quạt, nhưng vì bốn bề là tôn, nên học sinh đi học mà cứ như ngồi trong lò lửa. Bởi vậy, để chống nóng, các em học sinh một tay cầm viết, một tay cầm quạt cho giảm nhiệt. Thầy Nguyễn Ngọc Hưởng, giáo viên dạy toán của trường, thổ lộ: “Đứng dạy trong phòng mà mồ hôi tôi cứ rơi nhễ nhại. Phòng học đã xuống cấp nặng rồi, nhưng do trường không có kinh phí nên chúng tôi đành chịu vậy. Dạy học trong điều kiện trường còn khó khăn nên cũng quen dần”.
Các dãy phòng học hiện chưa có một bóng đèn điện nào, sân chơi bãi tập không có… Để có sân học thể dục, học sinh phải học nhờ sân cát của trường mẫu giáo kế bên. Em Hồ Thanh Phát, học sinh lớp 7A3, chia sẻ: “Phòng học không có bóng đèn, thiếu ánh sáng nên cứ khi trời mưa hay tối trời là chúng em không nhìn thấy rõ chữ trên bảng. Thường khoảng 16 giờ 30 phút là tụi em phải căng mắt ra để cố gắng xem giáo viên viết bài. Ý là em đang ngồi bàn thứ 4 còn vậy, mấy bạn ngồi bàn dưới chắc còn không thấy rõ hơn em nữa”…
Trước đây, Trường THCS Vị Bình là điểm lẻ của Trường THCS Vị Thanh. Năm 2008, trường được chia tách và thành lập trên cơ sở vật chất nghèo nàn với 4 phòng học tiền chế do Trường Tiểu học Vị Bình giao lại. Hiện tại, trường có 10 phòng (7 phòng tiền chế và 3 phòng bán kiên cố), với 5 phòng học, 1 phòng kho, 1 phòng thư viện kết hợp phòng truyền thống, 1 phòng ban giám hiệu, 1 phòng máy vi tính với 10 máy (nhưng hiện nay đã hư hỏng không thể sử dụng) và 1 phòng giáo viên. Trường hiện không có phòng chức năng nào nên rất khó trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Vị Bình, cho biết: “Năm học này, trường có 333 học sinh với 10 lớp học. Do thiếu phòng học, phòng chức năng nên trường chỉ tổ chức cho mỗi lớp học 1 buổi/ngày (buổi sáng 5 lớp, buổi chiều 5 lớp). Không có phòng học trống nên trường gặp khó khăn trong việc hỗ trợ học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học tập, quan tâm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi tham gia các hội thi… Cũng vì thiếu trang thiết bị giảng dạy nên tuy hiện tại trường đang bồi dưỡng cho 3 học sinh giỏi tiếng Anh tham gia cuộc thi cấp huyện sắp tới, nhưng cũng chỉ học… chay, đa phần là luyện phần viết, còn nghe và nói không có một phương tiện giảng dạy hỗ trợ”.
Nhìn cảnh học sinh mang theo nhang muỗi đi học từng ngày, bà Nguyễn Thị Phước, ở ấp 4, xã Vị Bình, nói: “Không biết sao mà phòng học của tụi nhỏ muỗi nhiều quá. Thấy con đem nhang theo đốt mỗi ngày, hít lâu riết chắc bệnh quá.” |
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Xóm rẫy, vuông
- ·Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu chấp hành Chỉ thị 16
- ·Phát huy hiệu quả Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Để dân hiểu và tuân thủ nghiêm pháp luật
- ·Lộc Ninh: 3 đảng bộ xã tổ chức đại hội bằng hình thức trực tuyến
- ·Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Giải cơn khát cho vùng khô hạn
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian giãn cách xã hội
- ·Nhiều mô hình sáng tạo tuyên truyền về văn hóa giao thông
- ·Rủi ro khi giao dịch đất đai bằng giấy tay
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Những công trình hướng đến đại hội
- ·WHO ấn tượng sự hợp tác của người dân Việt Nam trong phòng chống dịch
- ·Niềm vui đa canh
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch ở đảo Ngọc