【c1 châu】Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV: Họp trực tuyến trước khi họp tập trung
(CMO) Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV dự kiến khai mạc trong khoảng 20 đến 25/5/2020, chia thành 2 đợt, với hình thức trực tuyến kết hợp họp tập trung.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội thông báo về Kỳ họp thứ 9. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp thứ 9 theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội. (Trong ảnh: Toàn cảnh Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV). |
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trong thời gian qua, mặc dù có ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã rất cố gắng trong chuẩn bị các nội dung cũng như các điều kiện bảo đảm của Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV. Tuy nhiên, việc chuẩn bị, tổ chức, tiến hành kỳ họp trong điều kiện hiện nay cần được cân nhắc kỹ.
Căn cứ các quy định của pháp luật, tình hình thực tế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Kỳ họp thứ 9 theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp dự kiến khai mạc trong khoảng 20 đến 25/5/2020 và chia thành hai đợt.
Đợt 1: họp trực tuyến (dự kiến trong khoảng 5 đến 7 ngày) qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó. Đại biểu công tác tại Hà Nội (dự kiến khoảng 165 người) tham gia tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và sẽ bố trí khoảng cách ngồi phù hợp để bảo đảm yêu cầu của phòng, chống dịch.
Việc thực hiện họp trực tuyến vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về kỳ họp Quốc hội.
Về thực tiễn đã có nhiều hội nghị trực tuyến được tổ chức từ trụ sở Nhà Quốc hội đến 63 tỉnh, thành phố. Thực tế cho thấy chất lượng truyền hình ảnh, âm thanh khá tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ họp Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống trực tuyến, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nâng cấp phần mềm biểu quyết được cài đặt trên thiết bị di động của đại biểu Quốc hội.
Nội dung của đợt 1 là họp trù bị, khai mạc kỳ họp; những nội dung không mật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng (như các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8...); xem xét, quyết định một số vấn đề cấp thiết, như Hiệp định EVFTA hoặc một số chính sách, giải pháp liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh…
Thời gian phát biểu, tranh luận của đại biểu theo quy định hiện hành. Đại biểu tại 63 điểm cầu ở địa phương đăng ký phát biểu qua đường dây nóng, bảo đảm các cuộc gọi đăng ký được thông suốt, không bị nghẽn mạng, kịp thời chuyển đến Chủ toạ điều hành.
Việc biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp tại phiên trù bị được thực hiện bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động). Trường hợp có những nội dung cấp thiết cần Quốc hội sớm quyết định có thể áp dụng một trong hai hình thức biểu quyết theo quy định: bằng hệ thống điện tử (qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động); bỏ phiếu kín (ghi phiếu và gửi về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Đợt 2, sau khi công bố kết thúc dịch, sẽ mời đại biểu Quốc hội về họp tập trung trong khoảng 7 đến 10 ngày để xem xét các nội dung mật, biểu quyết thông qua luật, nghị quyết; bế mạc kỳ họp,...
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, tại phiên họp thứ 44 (dự kiến khai mạc ngày 20/4/2020), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tổng thể công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp để quyết định triệu tập kỳ họp và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, có cách thức phù hợp để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế ở địa phương; kiến nghị, đề xuất phương án để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội./.
Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội
(责任编辑:La liga)
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Ống thép hàn không gỉ Việt Nam có nguy cơ dính biện pháp tự vệ của EEC
- ·Đau đầu trước cơn sốt giá cát
- ·Báo cáo tình hình phát triển đô thị thông minh tại các địa phương
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Doanh nghiệp Nhật đo nhiệt thị trường bê tông lắp ghép
- ·Phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên: Cùng xây dựng văn minh đô thị
- ·Đồng bào công giáo xã Lạc An: Phấn khởi chờ ngày đi bầu cử
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đợt tiến công thứ hai
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand đoàn kết phát triển, vững mạnh
- ·Thiền viện trúc Lâm Thanh Nguyên: Địa điểm tìm lại cân bằng trong cuộc sống
- ·36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Kinh doanh bất động sản: Làm sao để biến thông tin khách hàng thành vàng?
- ·Nâng chất lực lượng dân quân tự vệ
- ·Ngành xi măng trước áp lực dư cung
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Chiến thắng của chính nghĩa