【kinh nghiệm đánh lô】Mỹ tấn công Syria: Nhân tố làm thay đổi cuộc chơi?
Vòng xoáy bất ổn mới
Căng thẳng đang leo thang với tốc độ khó lường khi cuộc chiến chống khủng bố tại Syria với sự hỗ trợ của cả Nga và Mỹ vẫn chưa có hồi kết, và các vòng đàm phán hòa bình ở cả Geneva (Thụy Sĩ) lẫn Astana (Kazakhstan) nhằm chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng này chỉ dừng lại ở những cam kết trên giấy. Trong bối cảnh đó, quyết định của Tổng thống Mỹ tấn công căn cứ quân sự của chính quyền Syria chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”. Cuộc tấn công đã đẩy cục diện cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này vào thế nguy hiểm, khiến triển vọng giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở đây càng trở nên xa vời.
Chưa bàn đến những tranh cãi xung quanh lý do Mỹ tiến hành vụ tấn công này, cũng như những nghi ngờ liên quan vụ tấn công hóa học ở Idlip trước đó, cuộc tấn công tên lửa của Mỹ đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ nhiều nước trên thế giới, coi đây là hành động xâm lược một quốc gia có chủ quyền và là thành viên Liên hợp quốc. Sự việc làm chúng ta nhớ lại một sai lầm khi Mỹ và Anh phát động chiến dịch tấn công Iraq năm 2003, cũng với cái cớ vũ khí hóa học - thứ vũ khí sau này đã được chứng minh là không tồn tại ở Iraq.
Nghiêm trọng hơn, cuộc tấn công của Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng giữa các nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Cùng với một số nước phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ủng hộ Washington, còn Nga và Iran ngay lập tức lên án hành động của Mỹ. Chưa rõ Mỹ có thể đạt mục đích khi tiến hành cuộc tấn công gây tranh cãi này hay không, song rõ ràng hành động quân sự mới của Washington đang khiến bối cảnh khu vực thêm phức tạp, không chỉ đẩy Syria mà cả khu vực Trung Đông rơi vào vòng xoáy bất ổn mới.
Triều Tiên - quân bài domino tiếp theo?
Giới phân tích nhận định cuộc không kích của Mỹ còn có thể làm thay đổi các “lá bài” tại châu Á. Tổng thống Trump đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo không thể lường trước, không ngần ngại tấn công. Điều đó khiến Trung Quốc lo ngại bởi Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn cho rằng chính họ đang dẫn dắt cuộc chơi trước lãnh đạo các cường quốc vốn được cho là thường tính toán hợp lý, như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Với việc chứng tỏ sẵn sàng sử dụng vũ lực, Chính quyền Tổng thống Trump đã khiến Trung Quốc bất ngờ và hoang mang về cách thức mà Washington có thể sử dụng để đáp trả các khiêu khích của Bình Nhưỡng. Trước đó, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ R.Tillerson tuyên bố: “Mọi lựa chọn đều đang đặt trên bàn”, đồng thời cho biết chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của Barack Obama đã chấm dứt. Liệu Triều Tiên có thể là mục tiêu tiếp theo?
Giới chuyên gia nhận định, khác với tình hình Syria, Washington không nhất thiết phải phản ứng cấp bách với Triều Tiên. Hiện chưa có diễn biến nào thôi thúc hoặc biện minh cho một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Triều Tiên. Hơn nữa, mở một cuộc tấn công ngăn chặn vào Triều Tiên là kịch bản rất nguy hiểm và phức tạp. Nếu nhắm tới các địa điểm nghi có chương trình hạt nhân, như lò phản ứng Yongbyon mà cựu Tổng thống Bill Clinton đã dự định tấn công khi nổ ra cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 1993-1994, Washington sẽ phải mạo hiểm gây ra một thảm họa hạt nhân. Các nước trong khu vực cũng sẽ không ủng hộ kịch bản này. Tuy nhiên, chưa thể nói chắc về các quyết định trong tương lai của ông Trump.
Mọi diễn biến trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Syria sẽ tác động tới tương quan lực lượng tại các điểm nóng khác cũng như các quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, thế giới đang theo dõi mọi động tĩnh tại chiến sự nóng bỏng và dai dẳng này.
(责任编辑:World Cup)
- ·VietNamNet trao tiền bạn đọc ủng hộ cho bé suy thận độ 4
- ·Rà soát dự án có vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng trong các khu công nghiệp
- ·Áp lực lại gia tăng, giá vàng lao dốc
- ·Nữ bác sĩ gặp tai nạn ở quán The Coffee House có thể ra viện trong vài ngày tới
- ·Nghe điện thoại khi đang đi xe máy cũng bị xử phạt?
- ·Bí quyết trẻ trung của người đàn ông 57 tuổi hay bị nhầm mới 27 tuổi
- ·Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Thủ tướng Anh xin lỗi các nạn nhân vụ bê bối truyền máu ‘bẩn’
- ·Ủng hộ 22, 653 tỷ cho đồng bào lũ lụt miền Trung
- ·Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 toàn cầu trong ngày sương mù
- ·Chồng ngoại sắp về, vội lo…giấy phép lái xe gắn máy
- ·Vải thiều Việt Nam lần đầu xuất khẩu sang Singapore
- ·Đi cấp cứu ngay sau khi ngủ dậy vì tai nạn sinh hoạt nguy hiểm
- ·Các thực phẩm được người dân đảo trường thọ ăn mỗi ngày
- ·Hơn 18 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ bé Nguyễn Đức Thế bị bỏng
- ·Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020
- ·Sau cơn đau đầu dữ dội người đàn ông 32 tuổi nguy kịch
- ·Bộ Công an kiến nghị không hợp thức hoá condotel thành nhà ở
- ·Công ty không cho bồi thường theo giá thị trường, người lao động đành chịu thiệt?
- ·Các loại quả mùa hè tốt cho sức khỏe tim mạch