【kết quả tỷ số cúp c1 châu âu】Những "ông lớn" FDI in đậm dấu chân trong nền kinh tế Việt Nam
Từ "đại gia" đầu tiên
Tập đoàn Intel (Mỹ) là ông lớn đầu tiên đặt dự án “tỷ đô” tại Việt Nam. Đầu năm 2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu USD để xây dựng cơ sở mới, bao gồm Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại Khu công nghệ cao TPHCM. Đến tháng 11/2006, Intel Products Vietnam chính thức công bố tăng quy mô nhà máy từ 14.000 m2 lên 46.000 m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ USD. Thời điểm đó, Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại Việt Nam là nhà máy lớn nhất thế giới của Intel. Đối với Việt Nam, đây cũng là dự án FDI lớn nhất thời điểm đó trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau 3 năm triển khai xây dựng, Nhà máy này đi vào hoạt động và tới cuối năm 2014, công ty đã mở rộng nhà máy với dây chuyền sản xuất CPU bổ sung. Nhà máy này đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Intel, trở thành nguồn cung cấp những sản phẩm Intel tới các thị trường trên thế giới với số lượng lớn.
Năm 1996, khi bắt đầu vào Việt Nam chỉ với một liên doanh quy mô nhỏ. Sau 1 năm, năm 1997 Samsung thực hiện dự án với vốn đầu tư 650 triệu USD để sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng. Đến năm 2009, Samsung bắt đầu đầu tư quy mô lớn với các dự án sản xuất điện thoại, sản phẩm điện tử gia dụng như tivi, máy điều hóa nhiệt độ, máy giặt... và đến nay tổng vốn đăng ký của Samsung tại Việt Nam đã lên tới hơn 17 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD. Hiện Samsung có 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, tạo việc làm cho gần 140.000 lao động. Tại Hà Nội, Samsung thành lập Trung tâm R&D quy mô lớn, hiện có trên 1.600 kỹ sư trẻ của Việt Nam đang làm việc trong điều kiện công nghệ hiện đại, phương thức nghiên cứu tiên tiến và môi trường làm việc văn minh.
Nở rộ các dự án của tập đoàn lớn
Nói đến các “ông lớn” FDI tại Việt Nam không thể không nhắc tới Honda, một tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản. Đầu tư vào Việt Nam cách đây 20 năm, đến nay tổng vốn đầu tư vào Việt Nam của Honda là khoảng 530 triệu USD. Được thành lập từ năm 1996, Honda Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác gồm Honda Motor nắm giữ 42% cổ phần; Asian Honda Motor nắm giữ 28% cổ phần và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) nắm giữ 30% cổ phần. Số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết sản lượng ô tô bán ra của Honda Việt Nam trong năm 2015 đã tăng trưởng 28% lên 8.300 xe. Tuy nhiên, doanh thu Honda tăng mạnh chủ yếu vẫn đến từ mảng kinh doanh truyền thống là xe máy.
Cũng theo thống kê của VAMA, số lượng xe máy bán ra trong năm 2015 đạt 2,85 triệu chiếc, trong đó, Honda bán được khoảng 2 triệu xe máy các loại, tăng 4,56% so với năm 2014 và chiếm tới 70% thị phần xe máy Việt Nam. Sau thành công của nhà máy đầu tiên, Honda tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai với công suất ban đầu là 500.000 xe máy/năm, được khánh thành năm 2008 với vốn đầu tư 65 triệu USD. Được biết hiện nhà máy này đã tăng công suất lên 1 triệu chiếc/năm. Sau đó, nhà máy thứ ba ở Hà Nam công suất 500 nghìn xe/năm được khánh thành vào cuối năm 2014 với vốn đầu tư 120 triệu USD. Nhờ doanh thu tăng mạnh cũng giúp Honda Việt Nam đạt lợi nhuận lớn. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của Honda là 11.780 tỷ đồng tương ứng tỷ suất lợi nhuận 17%. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Honda Việt Nam đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.
Cũng là người đồng hành với Việt Nam trong lĩnh vực ô tô xe máy, đến nay Tập đoàn Toyota đã đầu tư vào Việt Nam 22 năm. Được biết, trong quá trình 22 năm qua, tổng sản lượng cộng dồn của Toyota là 428.000 xe ô tô, Tập đoàn này cũng đã đóng góp cho ngân sách Việt Nam gần 7 tỷ USD, riêng năm 2017 Toyota đóng góp gần 900 triệu USD. Hiện nay các dự án của Toyota thu hút gần 2.000 lao động vào làm việc.
Trong lĩnh vực số hóa và năng lượng, ông lớn Siemens (Đức) chính thức hiện diện tại Việt Nam vào năm 1993 tại nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam như điện khí, quản lý điện năng, cơ khí, y tế, hệ thống vận chuyển, công nghệ tòa nhà,… Đặc biệt, hiện Siemens cũng là một trong các đối tác quốc tế của dự án sản xuất ô tô VINFAST do Tập đoàn Vingroup khởi công ngày 2/9/2017. Cụ thể, Siemens sẽ đồng hành cùng Vingroup trong việc xây dựng khối văn phòng nhà máy và Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Đối với nhà máy sản xuất ô tô, Siemens sẽ cùng Vingroup xây dựng mô hình nhà máy số hiện đại của VINFAST theo mô hình mà các nhà máy ô tô nổi tiếng trên thế giới như Mercedes, BMW, Maserati, Ford, Volkswagens... đã và đang áp dụng.
Cùng với các Tập đoàn lớn nêu trên, Việt Nam cũng đã lần lượt thu hút được các dự án đầu tư lớn từ các công ty đa quốc gia khác như Forrmosa, Canon, Ford, Posco, Nokia/Microsoft, LG…
Về cơ hội thu hút các DN FDI đầu tư vào Việt Nam, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều tra các DN FDI của VCCI cho thấy nhiều kết quả lạc quan. Niềm tin kinh doanh của các DN FDI lên cao, gánh nặng qui định giảm, tình trạng tham nhũng và quan hệ lao động được cải thiện. Còn ông Denis Brunetti, đồng Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là điểm đến trong tầm ngắm của các nhà đầu tư châu Âu, trong đó có những DN đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua đã và đang có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam với những bước đi và giải pháp đúng đắn.
(责任编辑:La liga)
- ·Tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022
- ·Tăng trưởng xuất khẩu đạt 7%
- ·Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày ‘Nhận diện thực phẩm thật
- ·Giảm hơn 16.400 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ tại 2 dự án giao thông lớn
- ·Đề suất sửa đổi quy định để thúc đẩy công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô
- ·Cảnh báo cồn sát trùng giả dẫn đến ngộ độc methanol
- ·Chính phủ đặt ra nhiều yêu cầu cho tái cơ cấu nông nghiệp
- ·Tưởng vòng tránh thai rơi ra ngoài, không ngờ lạc trôi vào bàng quang
- ·Muốn dịch vụ công phát triển cần áp dụng công nghệ đột phá, thúc đẩy chuyển đổi số
- ·Việt Nam ghi nhận thêm chuyên gia nước ngoài mắc Covid
- ·Thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm hiệu quả hơn
- ·Trẻ dậy thì sớm sẽ mất 12
- ·Khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
- ·Hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới
- ·Hà Nội tạo cơ chế hấp dẫn hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
- ·Vị trí béo tiết lộ lý do tích mỡ của bạn
- ·Bộ Y tế ‘bắt tay’ 8 tổ chức quốc tế về hoạt động phục hồi chức năng
- ·Bộ Công Thương yêu cầu triệu tập lãnh đạo Vinachem
- ·Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều, cao hơn các nước ASEAN
- ·Chuyên gia cảnh báo ung thư tuyến giáp ở Việt Nam tăng nhanh