【osasuna – celta】Chứng khoán 14/7: Blue
Thiếu trụ,ứngkhoáosasuna – celta điểm số vẫn tốt
VN-Index đóng cửa phiên hôm nay đã tăng trở lại 0,59% và HNX-Index tăng 1,11%. Đây là mức tăng tốt nhất của cả hai chỉ số trong 6 phiên vừa qua, cũng là 6 phiên với nhiều thăng trầm tưởng như thị trường đã mất đi hi vọng tăng trưởng nhờ kết quả kinh doanh quý 2.
Tuy nhiên diễn biến hôm nay đã cho thấy vẫn có những hi vọng. Sau khi cơn lốc chốt lời ngắn hạn quan đi, nhà đầu tư vẫn quay trở lại với mối quan tâm trước mắt: săn tìm cơ hội ở những cổ phiếu tốt về cơ bản. Yếu tố này là động lực giúp cho rất nhiều cổ phiếu phục hồi, phần lớn nằm trong nhóm blue-chips tầm trung.
Các chỉ số đã không tăng điểm nhờ những cổ phiếu vốn hóa siêu lớn. Điều này giúp hôm nay thị trường có được một ngày tăng giá lành mạnh. Tại sàn HSX, GAS tăng nhẹ 0,92%, VNM tăng 0,79% thực tế chỉ là những giao dịch đơn lẻ. GAS cho đến tận 14h30 vẫn còn đang giảm 0,92% và là nguyên nhân khiến VN-Index bị kìm hãm đáng kể. Chỉ số này có mức tăng khá tốt trong phiên chiều, nhưng đã không thể bùng nổ được. VNM giao dịch rất phập phù quanh tham chiếu và hầu như chỉ tăng vài lần trong ngày hôm nay.
VIC cả phiên hôm nay hầu như không tăng, trừ ít phút mở cửa. MSN cũng vậy, giao dịch rất thiếu ổn định và lúc đóng cửa sụt giảm 0,55%. Nhìn chung các cổ phiếu vốn hóa siêu lớn hôm nay giao dịch lình xình là chính, không tạo được trụ đỡ thực sự. Điểm số tăng tốt chủ yếu phụ thuộc các cổ phiếu vốn hóa trung bình và tại đây, sự sôi động và tràn đầy năng lượng của dòng tiền được thể hiện.
Hàng loạt cổ phiếu tăng giá nổi bật, trong đó tiêu biểu là nhóm cổ phiếu cao su, săm lốp ở HSX. CSM tăng 6,53% lên mức 47.300 đồng, lập đỉnh giá trong suốt 5 năm. Phải chú ý rằng CSM trong vòng nửa tháng nay đã tăng 14%, ngay cả khi xu thế điều chỉnh tuần trước cũng không bẻ gãy được đà tăng giá của cổ phiếu này.
DRC giao dịch ấn tượng với mức tăng kịch trần và là cổ phiếu duy nhất trong rổ HSX30 tăng hết biên độ. Phiên hôm nay đẩy biên lợi nhuận trong 17 phiên gần nhất của DRC lên 26,5% trong khi VN-Index chỉ tăng được 4,54%.
Nhà đầu tư trong nước đã mua vào tích cực hơn trong phiên hôm nay. |
Hàng loạt cổ phiếu tầm trung khác tăng giá ấn tượng: FPT tăng 1,44%, HAG tăng 1,6%, HPG tăng 1,82%, IJC tăng 1,59%, PET tăng 3,39%, PGD tăng 3,11%, PPC tăng 2,35%, PVD tăng 3,57%, PVT tăng 3,85%, SSI tăng 1,16%...
Đó là chỉ tính riêng trong rổ HSX30. Nếu mở rộng ra toàn sàn HSX, khoảng 55 cổ phiếu tăng từ 1,5% trở lên. Mức tăng này rõ ràng là sinh lời hơn hẳn mức tăng 0,59% của VN-Index.
Sàn Hà Nội cũng xuất hiện nhiều cổ phiếu tăng giá vượt trội so với chỉ số HNX-Index. Rất thú vị là SHB đã sụt giảm 1,09% nhưng HNX-Index vẫn tăng 1,11%. PVS nổi lên như một cột trụ hiệu quả bù lại mức giảm của SHB khi tăng 7,02%. PVS trở thành cổ phiếu dẫn dắt nhóm cổ phiếu dầu khí trên HNX tăng giá mạnh. Đặc biệt PVS đang tiến trở lại đỉnh cao hồi đầu năm nay mà không hề có sự trợ giúp đáng kể nào từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Khoảng 129.000 cổ phiếu được khối ngoại mua hôm nay chỉ là “muối bỏ bể” trong số hơn 4,44 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Không chỉ có PVS, cũng giống như HSX, khá nhiều cổ phiếu tầm trung khác trên sàn này tăng giá: PGS tăng 3,91%, PVC tăng 1,46%, KLS tăng 1,63%, BVS tăng 0,77%, VCG tăng 2,16%, DBC tăng 3,52%... Mức trăng 1,11% của HNX-Index hôm nay cũng không phản ánh hết mức độ sinh lời của cổ phiếu vì có tới trên 60 mã ở sàn này tăng từ 1,5% trở lên.
Vốn ngoại vẫn “nhặt” cổ phiếu
Hôm nay khối ngoại vẫn bán ròng, đó là một thực tế. Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với biểu hiện tiêu cực rằng dòng vốn này đang chảy một chiều. Cũng giống như hai tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài đang cơ cấu danh mục và bán những cổ phiếu cần bán, mua những cổ phiếu cần mua.
Phía bán ra suốt 2 tuần gần đây vẫn chỉ tập trung vào một số cổ phiếu chính là DPM, HAG, HPG, PVD, VIC và hôm nay cũng không ngoại lệ. Hàng chục tỷ đồng tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các mã này và phần nào tác động lên giá, nhưng đã được cân bằng từ lực mua của nhà đầu tư trong nước.
Chẳng hạn HAG bị bán ra tổng cộng gần 14,3 tỷ đồng cổ phiếu nhưng giá vẫn tăng mạnh trong phiên. HPG có đuối hơn một chút nhưng giá vẫn đóng cửa ở mức cao nhất trong 5 năm. PVD cũng có mức tăng tốt nhất trong hơn hai tháng gần đây…
Ngoài các cổ phiếu đang bị bán ra gần đây, khối ngoại tiếp tục mua vào bình thường ở các cổ phiếu khác. Mức độ mua có yếu hơn mức độ bán ra nên tạo thành chuỗi phiên bán ròng, nhưng cần nhấn mạnh yếu tố tập trung vốn bán ra ở một số cổ phiếu. Chẳng hạn tại rổ HSX30, HAG, HPG, PVD, VIC bị bán ra khoảng 75,7 tỷ đồng cổ phiếu, chiếm 75% giá trị bán của toàn rổ.
Sau hai phiên điều chỉnh khá mạnh cuối tuần trước, thị trường đã có ngày phục hồi khá tốt hôm nay. Tuy nhiên yếu tố thanh khoản đã không thực sự tích cực, một phần do nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa mua mạnh. Tổng khối lượng khớp lệnh thị trường giảm 18%, còn 95,1 triệu đơn vị. Giá trị giảm tương ứng gần 3%, còn 1.579,8 tỷ đồng.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi
(责任编辑:World Cup)
- ·Danh sách 18 nhà thầu dự án cao tốc nghìn tỷ Đà Nẵng
- ·Quý I/2023, Hà Lan tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam
- ·Hưng Yên: Dịch vụ công trực tuyến kho bạc giúp khách hàng giao dịch an toàn
- ·PM lauds Defence Ministry’s performance in 2019
- ·Chợ Đồng Xuân, Bến Thành bị cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ: Tổng cục Quản lý thị trường nói gì?
- ·Xuất cấp kịp thời nhà bạt phòng, chống dịch Covid
- ·TP. Hồ Chí Minh: Người tiêu dùng có cơ hội mua sắm hơn 1.000 nông đặc sản vùng miền
- ·Hướng dẫn gần 4.000 tàu thuyền tránh vùng nguy hiểm của bão số 9
- ·Tin bão số 3 mới nhất: Bão Sơn Tinh đang di chuyển rất nhanh vào Vịnh Bắc Bộ
- ·Dự báo thời tiết ngày 19/1: Hà Nội rét đậm, trưa hửng nắng
- ·Sách giáo khoa không có bản quyền và những hệ lụy cho nền giáo dục Việt Nam
- ·Tăng trưởng năm 2018 đạt mức 6,8%
- ·Việt Nam đang đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất từ Hoa Kỳ
- ·Nước đen kịt chảy ra từ khe núi, cá tự nhiên chết bất thường
- ·Bộ Y tế hướng dẫn khai báo y tế bằng QR CODE
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng chi ngân sách để đẩy nhanh chương trình số hóa
- ·Bộ Công Thương hỗ trợ Ninh Bình đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
- ·Khởi tố và tạm giam 3 đối tượng trong vụ "bảo kê" ở chợ Long Biên
- ·Indonesia sẽ cấm xuất khẩu than do lo ngại thiếu hụt nhiên liệu
- ·Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng