【kết quả swansea】Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần “khẩn trương, chủ động”
Tính đến hết ngày 15- 10,ếtliệtgiảingânvốnđầutưcôngvớitinhthầnkhẩntrươngchủđộkết quả swansea tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 44,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 32,2% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Bình Dương đang tập trung cao độ và huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này, góp phần quan trọng kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Chạy “nước rút” những tháng cuối năm
Chiều 17-10, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác đầu tư công 9 tháng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2024 và phát động kế hoạch thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Để giải ngân vốn đầu tư công đạt kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, lãnh đạo tỉnh đã triển khai nhiều nhóm giải pháp. Trong ảnh: Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra, khảo sát tiến độ thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù đã có nhiều cải thiện song tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công từ đầu năm đến nay vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Tính đến ngày 15-10-2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh là 6.766 tỷ 544 triệu đồng, đạt 44,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 32,2% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Trong số các địa phương đã ký cam kết tiến độ giải ngân với UBND tỉnh đầu năm, dự kiến các địa phương bảo đảm đúng tiến độ đến hết quý III gồm có huyện Bắc Tân Uyên (cam kết đạt 60%, hiện đã đạt 70,4%), huyện Bàu Bàng (cam kết đạt 60%, hiện đã đạt 69,5%), huyện Dầu Tiếng (cam kết đạt 60%, hiện đã đạt 62,3%).
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cho rằng nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm là do tính đặc thù của công tác giải ngân vốn đầu tư công có thủ tục đầu tư kéo dài, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; chưa huy động đủ nguồn vốn cho đầu tư công theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; cùng với đó các luật và nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu, Luật Đất đai còn chậm, chưa đồng bộ, ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện thủ tục đấu thầu…
UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch “Thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”. Theo đó, phấn đấu đến ngày 31-12-2024 tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công toàn tỉnh đạt tối thiểu 85% Nghị quyết của HĐND tỉnh giao (tương ứng với 122% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó tỷ lệ giải ngân các công trình trọng điểm không có vướng mắc phải đạt trên 80%. |
Đối với các dự án trọng điểm của tỉnh như đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, công trình mở rộng Quốc lộ 13, dự án nạo vét, gia cố Suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai… hiện nay đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Bình Dương cũng vừa khánh thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, cầu Bạch Đằng 2 (nối Bình Dương và Đồng Nai), khởi công Khu phức hợp vòng xoay A1 (TP. Thủ Dầu Một) và Khu công nghiệp Cây Trường (huyện Bàu Bàng)… góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Ngoài ra, hai dự án giao thông lớn khác là đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài gần 48km và đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh dài khoảng 52km dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2024.
Phấn đấu giải ngân vốn đạt mức cao nhất
Năm 2024, tỉnh Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ giao 15.278 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 3.183 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 12.094 tỷ đồng. HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 48/ NQ-HĐND ngày 8-12-2023 và Nghị quyết số 21/NQHĐND ngày 23-8-2024 cho phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh lên 22.000 tỷ đồng, tăng 6.722 tỷ đồng so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.
Bình Dương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông liên vùng, có vốn đầu tư lớn, giá trị đền bù GPMB cao như đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, biện pháp để thực hiện kế hoạch thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao nhất, với tinh thần “khẩn trương, chủ động”; coi việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. UBND tỉnh giao chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công cho từng cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư công, giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết so với quy định hiện hành; cùng với đó đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công; bố trí làm thêm ngoài giờ hành chính, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công hợp lý để bảo đảm vừa đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải đạt các yêu cầu về chất lượng công trình, an toàn lao động; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong giải ngân vốn đầu tư công…
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành phải quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm được xác định phải hoàn thành trong nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng bộ tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Đặc biệt, đối với những dự án vẫn còn đang vướng mắc về GPMB, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương nơi có dự án tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chủ động đề xuất phương án giải quyết trên tinh thần làm việc vì lợi ích chung, phấn đấu đến ngày 31-12-2024 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao nhất có thể.
NGỌC THANH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 thành viên Chính phủ
- ·Tăng thu hơn 118 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra thuế
- ·12 món ăn 'quốc hồn quốc túy' của ẩm thực Việt Nam
- ·Ước mơ bình dị của những “bóng hồng” lạc lối
- ·Miễn tiền chậm nộp thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn
- ·Hải quan Hà Nội: Thu ngân sách đạt hơn 7.600 tỷ đồng
- ·Thái Bình: Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần Hoàng Nguyên
- ·Bolivia lên kế hoạch xây bảo tàng dưới nước đầu tiên
- ·Mega Grand World Hà Nội xây dựng thần tốc, dự kiến đón khách vào đầu tháng 12
- ·Khám xét 3 xe hàng Trung Quốc nhập lậu
- ·TP Hồ Chí Minh duy trì “vùng xanh” trong dịp Tết
- ·Không thực hiện đăng ký khai hải quan với phế liệu NK không đủ điều kiện
- ·Vì sao thu ngân sách của Hải quan Hà Nội sụt giảm?
- ·Đề nghị dừng thu 51 khoản phí và lệ phí
- ·Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 7 và 8/2021 vào cùng một kỳ chi trả
- ·Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái Bạc Liêu
- ·Trở về với thiên nhiên
- ·Hàng nghìn người dự lễ hội hóa trang đầy màu sắc ở Bỉ
- ·9 tỉnh đồng bằng sông Hồng triển khai xây dựng văn hoá doanh nghiệp
- ·Bãi Rạng