【nhận định trận hàn quốc】Thu nhập cao từ mô hình nuôi lươn không bùn
Nuôi lươn không bùn là mô hình mới,ậpcaotừmôhìnhnuôilươnkhôngbùnhận định trận hàn quốc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho người dân. Anh Hồ Thành Tuấn (trú tại tổ 2, ấp 4, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng) luôn ấp ủ ước mơ làm giàu trên vùng đất mới, đã hiện thực hóa giấc mơ đó bằng mô hình nuôi lươn không bùn.
Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Tuấn cho thu nhập ổn định
Kiên trì, thành công
Theo chân của ông Nguyễn Minh Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trừ Văn Thố đến thăm mô hình nuôi lươn không bùn của anh Tuấn, chúng tôi thật sự bất ngờ trước 25 bể nuôi trong một khu chuồng rộng khoảng 500m2. Trong các bể nuôi, hàng ngàn con lươn giống, lươn thịt chuẩn bị tới ngày xuất bán “nhung nhúc” cuộn tròn. Mỗi loại lươn được phân và thả riêng vào bể khác nhau.
Làm nghề lái xe taxi lâu năm, anh Tuấn luôn “đau đáu” muốn phát triển thêm một mô hình kinh tế để tăng thêm thu nhập cho gia đình cũng như phù hợp với sức khỏe. Sau một vài chuyến tham quan, học hỏi tại miền Tây, năm 2019 anh Tuấn đã quyết định chọn mô hình nuôi lươn không bùn tại vùng đất Trừ Văn Thố, nơi anh lập nghiệp và sinh sống. Ngoài những kiến thức học hỏi được, anh Tuấn đã đúc kết được kinh nghiệm từ những thất bại của bản thân để hoàn thiện kỹ thuật nuôi lươn không bùn.
Anh Tuấn tâm sự, ban đầu khởi nghiệp với nghề nuôi lươn không bùn anh chỉ xây 3 bể bằng xi măng và thả khoảng 1.500 con mỗi bể. Nuôi lươn từ lúc mới nở đến khi thu hoạch mất 14 tháng. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật, nguồn thức ăn nên lươn bệnh và không phát triển được. Trải qua 2 vụ thất bại liên tiếp, anh Tuấn dần đúc kết được kinh nghiệm.
Anh Tuấn tâm sự: “Nuôi lươn không bùn hoàn toàn khác so với việc nuôi lươn trong đất bùn. Tôi tạo môi trường phù hợp cho lươn phát triển bằng cách làm giá thể, nước trong bể phải luôn bảo đảm sạch sẽ. Hồi đầu tôi cho lươn ăn trùn quế, lươn hay bệnh. Sau khi cho lươn ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp, trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitamin C, canxi, giải độc gan, nửa tháng tẩy giun cho lươn một lần... lươn phát triển khỏe mạnh. Sau 2 vụ thua lỗ, từ vụ thứ 3 trở đi tôi thấy nuôi lươn rất dễ dàng, không còn xảy ra tình trạng lươn bị bệnh và không lớn được”.
Theo anh Tuấn, sau khi đã thành công và tự tin với việc nuôi lươn không bùn, anh đã mạnh dạn xây thêm bể để tăng đàn. Đến nay anh đã tăng lên 25 bể, mỗi bể thả 3.500 con, dự kiến năm sau sẽ thả 5.000 con/ bể. Hiện, trung bình mỗi năm xuất được hơn 10 tấn, cho lợi nhuận từ 200-500 triệu đồng. Lợi nhuận có được từ nuôi lươn không bùn một phần anh dành cho chi phí sinh hoạt của gia đình, một phần anh đầu tư thêm bể và tăng đàn.
Chia sẻ kinh nghiệm
Đi một vòng xung quanh các bể lươn, điều làm chúng tôi ngạc nhiên đó tại khu vực nuôi lươn có nhiều loại bể khác nhau, trên mái che được lắp loa và luôn mở nhạc. Dường như hiểu được thắc mắc của chúng tôi, anh Tuấn liền giải thích: “Lươn khi ăn no nếu nghe tiếng động lạ sẽ rất dễ giật mình dẫn đến ngất xỉu và chết, chúng tôi luôn mở nhạc để lươn quen với tiếng ồn”.
Từ sự hỗ trợ của anh Tuấn về kỹ thuật, ông Nguyễn Văn Bỉnh triển khai mô hình thành công
Sau 5 năm nuôi lươn không bùn từ bể xi măng, bể rải bạt và bể Composite, anh Tuấn cho rằng bể Composite có nhiều ưu điểm vì có thể di chuyển được. Tuy nhiên, tùy điều kiện của mỗi hộ nuôi có thể chọn loại bể phù hợp nhưng phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật ngay từ đầu, rủi ro xảy ra sẽ giảm đi rất nhiều. Yếu tố quan trọng nhất để nuôi lươn không bùn có hiệu quả đó là chọn con giống, định lượng thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và bảo đảm môi trường nước phải sạch sẽ.
Không giữ thành công cho riêng mình, anh Tuấn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho bà con nông dân. Ngoài hỗ trợ cho 2 hộ dân trong xã, anh Tuấn còn hỗ trợ cho nông dân ở Bình Phước, Long An phát triển mô hình này. Ông Nguyễn Văn Bỉnh, tổ 3, ấp 4 được anh Tuấn hỗ trợ con giống, nguồn thức ăn đặc thù cho lươn đã mạnh dạn đầu tư 4 bể nuôi với tổng đàn hiện nay là 12.500 con. Ông Bỉnh cho biết: “Lợi nhuận kinh tế từ lươn mang lại khiến tôi thật sự phấn khởi, sắp tới tôi cũng có ý định tăng đàn. Thời gian đầu, khi mới xây dựng mô hình tôi thật sự rất lo lắng, nhưng anh Tuấn đã rất nhiệt tình hỗ trợ, đến nay mọi việc đã trở nên dễ dàng”.
Ông Nguyễn Minh Trung cho biết: “Để hỗ trợ cho bà con nông dân phát triển mô hình kinh tế này, vừa qua Hội Nông dân xã phối hợp với huyện hỗ trợ con giống, cám cho hộ chăn nuôi lươn giá trị tương đương khoảng 27 triệu đồng. Dự kiến thời gian tới xã sẽ thành lập tổ hợp tác nuôi lươn để bà con chia sẻ hỗ trợ nhau kinh nghiệm cũng như thị trường tiêu thụ”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 62 sẽ khởi công vào năm 2025
- ·Đá gà ăn gà
- ·“Cuỗm” điện thoại của bạn
- ·Hớn Quản: 88 trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ
- ·Giá vàng hôm nay 27/7: Vàng nhẫn tăng thêm nửa triệu đồng
- ·Trùm giang hồ khét tiếng ở quán bar sa lưới Hình sự đặc nhiệm
- ·Chữ hiếu, chữ tình ngày nay
- ·Bắt nghịch tử giết mẹ, giấu xác phi tang
- ·Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%
- ·Nhóm chiếm đoạt xe môtô bằng thẻ giữ xe “sa lưới”
- ·Giá xăng dầu hôm nay 22/10/2023: Ngày mai xăng tăng bao nhiêu đồng một lít?
- ·Sự bất nhất trong một đạo luật
- ·18 năm tù về hành vi giết người cho kẻ “máu lạnh”
- ·Người khởi kiện không có quyền khởi kiện
- ·Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- ·Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 9 tội
- ·Tông đuôi xe tải, hai mẹ con bị thương nặng
- ·Xâm hại tình dục trẻ em
- ·Thuốc tiêm Quibay 2g/10ml bị thu hồi do không đạt chất lượng
- ·Công an huyện Phú Riềng chủ động thu gom vũ khí, vật liệu nổ