【kết quả nagoya grampus】Năm 2019 lãi suất và tỷ giá có giữ được ổn định?
Lãi suất huy động và tỷ giá tăng vào cuối năm
Năm 2018, lãi suất huy động và tỷ giá đều có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ quý III và tiếp tục kéo dài đà tăng sang các tháng của quý IV. Theo số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, đối với lãi suất huy động, tính đến hết tháng 10, lãi suất 3 tháng giảm 0,01 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 6 tháng tăng từ 0,11 - 0,14 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 12 tháng tăng từ 0,07 đến 0,14 điểm % so với cuối năm 2017.
Đối với lãi suất liên ngân hàng, tính đến ngày 31/10/2018, lãi suất liên ngân hàng đã tăng ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm, tăng trong khoảng từ 1,9 – 3,39 điểm phần trăm ở các kỳ hạn ngắn và từ 0,01 – 0,62 điểm phần trăm đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.
Đối với lãi suất cho vay, mặc dù chịu các áp lực từ việc tăng lãi suất huy động và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kể từ khi bước vào quý III nhưng với những chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước (như bơm tiền qua OMO, phát hành tín phiếu, ổn định lãi suất USD...), thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, hỗ trợ cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Sau 10 tháng, lãi suất cho vay nền kinh tế đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể lãi suất đã giảm khoảng 0,8 điểm % đối với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn ngắn và 0,3 điểm % đối với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn dài. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn.
Đối với tỷ giá, trong 10 tháng, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng trong 9 tháng và giảm trong 1 tháng với tổng mức tăng là 1,33%. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh nhất vào tháng 9, tăng 0,16%. So với cuối năm 2017, tỷ giá trung tâm niêm yết vào cuối tháng 10/2018 là 22.726 đồng/USD, tăng 301 đồng/USD.
Dự đoán về triển vọng thị trường tiền tệ năm 2019, theo các chuyên gia tài chính, lãi suất tiếp tục chịu áp lực tăng trong năm 2019 do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, FED nhiều khả năng sẽ tăng tiếp lãi suất trong năm 2019, đạt mức lãi suất điều hành dự kiến là 3,5%. Thứ hai, lạm phát trong năm 2019 có thể sẽ tăng cao hơn 2018, tạo ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi với hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro bên ngoài như chính sách tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới đang theo hướng thắt chặt hơn, trực tiếp góp phần tăng chi phí vay mượn trên quy mô toàn cầu.
Đối với thị trường ngoại hối, các chuyên gia nhận định, tỷ giá VND/USD những tháng đầu năm 2019 vẫn còn trong áp lực tăng, bởi xu hướng các đồng tiền của nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản khó lường trong bối cảnh FED sẽ tiếp tục tăng dần lãi suất, trong khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung vẫn diễn biến khó lường. Tuy nhiên, trong dài hạn, đồng VNĐ sẽ tăng giá nhẹ so với đồng USD vào cuối năm 2019 và 2020 nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực từ tình hình sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế ở cả trong lẫn ngoài nước.
Cần tiếp tục chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong thời gian tới. Theo ông Hòe, kịch bản điều hành kinh tế vĩ mô cần tính toán kỹ, trong đó lường đón đến các yếu tố quan trọng là lạm phát - tỷ giá - lãi suất - tăng tín dụng. Cùng với đó, cần tính toán đến diễn biến về giá dầu thế giới, sụt giảm thương mại toàn cầu, gia tăng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (nếu đàm phán không đạt được mong đợi). Ngoài ra, cán cân thương mại của Việt Nam với Mỹ đang có xu hướng thâm hụt nghiêng về phía Mỹ, với tư tưởng bảo hộ của Mỹ thì đây cũng là yếu tố cần được xem xét.
Đối với việc điều hành tỷ giá, lãi suất và mức gia tăng tín dụng, theo ông Hòe, đây sẽ là bài toán nhiều thách thức đối với chính sách điều hành tiền tệ. Ông Hòe cho rằng, tỷ giá cần tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn để hỗ trợ giảm sức ép tăng mặt bằng lãi suất VND nói chung và lãi suất cho vay nói riêng.
Cùng với đó, mức gia tăng tín dụng cho nền kinh tế cần được kiểm soát chặt chẽ bằng các công cụ thị trường, như lãi suất tái chiết khấu, hệ số quy đổi của từng danh mục tài sản có rủi ro của ngân hàng thương mại, tỷ lệ cho vay/vốn huy động từ thị trường, tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn... Các công cụ này tích hợp trên bài toán tổng thể khi áp dụng với các ngân hàng thương mại theo hướng những danh mục khuyến khích và không khuyến khích, nhằm đưa tín dụng gắn khu vực kinh tế thực, tránh tạo ra bong bóng tài sản.
Bùi Tư
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tại sao nên dùng mặt bích inox trong công nghiệp
- ·Thu thập dữ liệu thực hiện chương trình “Số hóa di sản Bạc Liêu”
- ·Thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
- ·Phước Long sẵn sàng tiếp nhận thêm 500 trường hợp cách ly Covid
- ·Gỡ vướng về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ
- ·6 tháng, tăng trưởng kinh tế của Bình Phước thuộc nhóm cao cả nước
- ·Hơn 23 triệu đồng hỗ trợ cho các gia đình bị cháy nhà tại xã Đất Mũi
- ·Vững mạnh về chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu
- ·Gia hạn thời gian áp dụng thuế 0% đối với ô tô nhập khẩu từ ASEAN
- ·Sở Xây dựng: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
- ·Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện
- ·Khánh thành cầu nối 2 xã của huyện Vĩnh Lợi
- ·Nhiều sáng kiến cấp toàn quốc và cấp tỉnh được công nhận
- ·Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- ·Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá
- ·Diễn đàn quan hệ đối tác thường niên của 2 tổ chức phi chính phủ
- ·Tưng bừng khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương
- ·Quan hệ Việt Nam
- ·Góp ý quy định chia sẻ thông tin trong xuất nhập khẩu hàng hóa
- ·Ông Nguyễn Vĩnh Thành tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Trần Văn Thời