【sevilla vs villarreal】Xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi
Thời tivi còn là của hiếm
Hơn 30 năm trở về trước, ở Hải Dương người dân xem tivi đen trắng trên các kênh truyền hình truyền thống và chỉ có số ít các kênh truyền hình miễn phí, chủ yếu là chương trình thời sự, thể thao, phim truyện... với thời lượng phát sóng không nhiều. Tuy vậy, không dễ để xem, bởi khi đó chiếc tivi là tài sản lớn, không phải gia đình nào cũng có được. Cứ đến chập tối, khi mở tivi thì cũng là lúc cả xóm vang lên những tiếng hô quen thuộc của người bên ngoài quay ăng ten và của người bên trong ngồi "canh" xem tivi đã nét chưa:
- Được chưa?
- Chưa được, quay lại đi. Được rồi. Nét rồi!
Còn nhớ quãng năm 1997, khi quốc lộ 5 mới hoàn thành, đứng trên cầu vượt Đồng Niên (cây cầu vượt duy nhất trên quốc lộ 5 qua Hải Dương khi đó) nhìn xuống khu chợ Mát (đường Nguyễn Thị Duệ, TP Hải Dương), hầu như nhà nào cũng có một dàn ăng ten, cái cao, cái thấp hệt như một đàn chuồn chuồn bay dập dờn.
Đấy là ở phố, còn ở quê thì ít ăng ten hơn nhiều vì rất ít nhà có tivi. Ở quê, những chiếc tivi 14 inch nhãn hiệu Samsung, Sanyo... vỏ đỏ, vỏ xám dù lúc mua về là đồ cũ nhưng cũng chỉ nhà khá giả mới có được, vì mỗi chiếc được quy ra vài tấn thóc. Rồi thời chưa có điện lưới, ở các vùng nông thôn, dù có tivi nhưng để xem trọn một chương trình cũng là cả "một công trình". Tivi dùng ắc quy, khi hết điện phải chở đến nơi có điện sạc nhờ. Rồi tivi chạy bằng mảnh tên lửa, bằng pin cối ngâm vào nước muối... Có lần đang xem thì điện yếu, màn hình tivi nhập nhằng, tối lại và nhỏ dần, gọi là tivi bị "co hình".
Tivi ít, chương trình đơn điệu, nhưng vì thế có những bộ phim, những nhân vật trong phim, những bản nhạc phim... đã theo suốt ký ức của nhiều thế hệ, cho đến tận bây giờ. Ấy là phim Nô tỳ Isaura, Oshin, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên. Hay những tác phẩm điện ảnh Việt Nam kinh điển: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Em bé Hà Nội... Hay cứ dịp hè là trẻ con tụ tập đi xem ké Tây Du Ký...
Xem trên đa nền tảng và nhiều loại thiết bị
Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chiếc tivi có màu sắc, âm thanh sống động, màn hình rộng trở thành vật dụng rất đỗi bình thường. Tivi "rải" từ trong phòng ngủ, ra phòng khách, xuống đến phòng ăn.
Chương trình cũng phong phú, đa dạng, lĩnh vực gì cũng có, từ kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục - thể thao - giải trí - phim truyện - mua sắm - du lịch... Không chỉ các kênh truyền hình trong nước mà người xem còn được tiếp cận với vô số kênh của nước ngoài. Không còn chỉ mua chương trình, các nhà báo, phóng viên Việt Nam còn tỏa đi thường trú khắp nơi trên thế giới, tự sản xuất chương trình để phục vụ người xem trong nước.
Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Những năm qua, khán giả trong và ngoài tỉnh, người Hải Dương ở nước ngoài dễ dàng tiếp cận với đài truyền hình của tỉnh nhà. Anh Trần Văn Phú (quê TP Hải Dương), Việt kiều Séc đã nhiều năm xa quê nhưng vẫn tranh thủ nắm bắt tình hình thời sự của Hải Dương qua chiếc smartphone. "Dù lệch 4 giờ so với Việt Nam song tôi vẫn xem được thời sự ở quê nhà. Công việc ở cửa hàng rất bận rộn nhưng tôi luôn mở tiếng to để có thể vừa bán hàng vừa nghe. Chỉ khoảng hơn 10 năm trước, việc liên lạc về quê còn rất khó chứ chưa nói có thể xem được tivi của quê mình như bây giờ", anh Phú nói.
Hiện nay, chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương đã phát triển đa nền tảng, giúp khán giả xem được trên nhiều thiết bị, có thể xem livestream chương trình thời sự ngay trên Facebook, YouTube. Với công nghệ phát triển, khán giả không còn phải dùng ăng ten. Thời lượng phát sóng của các đài cũng đáp ứng nhu cầu của khán giả 24/24 giờ...
Sự phát triển của truyền hình đã giúp khán giả không còn phụ thuộc vào chiếc chiếc tivi như trước đây, mà đã được phát triển rộng rãi qua nhiều nền tảng và thiết bị. Ngồi đâu cũng có thể xem những kênh truyền hình yêu thích qua những chiếc điện thoại, máy tính để bàn, máy tính xách tay, iPad...
Nhất là từ khi smartphone xuất hiện và mạng điện thoại liên tục được nâng cấp thì một chiếc điện thoại cũng mang công dụng của một chiếc tivi với nhiều ứng dụng xem truyền hình như TV360, VTV Go, FPT Play... Hoặc chỉ cần mở một tờ báo điện tử bất kỳ, bạn đọc cũng có thể xem được truyền hình. Không chỉ "xem đi", ngày nay truyền hình còn có thể "xem lại", vì có thể tua lại bất cứ chương trình nào đang phát, trừ truyền hình trực tiếp; hoặc có thể lưu lại một chương trình yêu thích để có thể xem vào lúc rảnh.
Theo TIẾN HUY(Báo Hải Dương)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·'Tảng băng chìm' tạm nhập tái xuất
- ·Sai lầm ngớ ngẩn khi lái thử ô tô tại showroom có thể gây hậu quả nghiêm trọng
- ·Hãng Mazda thu hồi tới 1,9 triệu xe ôtô do lỗi túi khí
- ·Thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Hơn 90.000 sĩ tử TP Hồ Chí Minh hồi hộp trong ngày làm thủ tục dự thi
- ·Kỷ lục “ông tơ bà nguyệt” se duyên thành công 80 cặp
- ·Vừa đi xe máy vừa dùng điện thoại suýt chết hụt
- ·Thí điểm hoạt động xe ô tô du lịch tự lái qua cửa khẩu Móng Cái
- ·Tiếp sức mùa thi: Sát cánh cùng thí sinh vượt vũ môn
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 01/2013
- ·Top 5 mẫu xe ô tô 'ăn' ít xăng nhất hiện nay
- ·Cặp với gái cơ quan…họ khó mà xa nhau
- ·Thiếu gia khoe hóa đơn mua Bugatti Chiron 88 tỷ gây choáng
- ·Dàn mẫu nóng bỏng tại triển lãm Thái Lan
- ·Gần 1.200 xe Mercedes tại Việt Nam lỗi túi khí
- ·TP.HCM: Bùng phát nạn cắt cáp điện đường
- ·Tài xế xe chở xăng ngủ gật gây tai nạn kinh hoàng
- ·Kinh nghiệm phát hiện xe ô tô “tút lại” sau tai nạn
- ·6 mùi lạ báo động tình trạng ô tô gặp vấn đề
- ·Thông báo tuyển dụng công chức của Cục Xuất bản năm 2012
- ·Xác nhận trường hợp thứ 24 tử vong do lỗi túi khí Takata