【lịch c2 châu âu】Kỳ 1: Nguy cơ bủa vây từ các thông tin xấu, độc
Ảnh minh họa. |
LTS: Hiện nay không gian mạng trở thành nơi để chia sẻ, trao đổi, giao lưu, kinh doanh… trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh các lợi ích từ mạng internet mang lại thì cũng có những bất cập, đặc biệt là các thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công dân, cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự xã hội, khiến người dân hoang mang… Từ số này, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội sẽ có loạt bài thông tin.
Dấu hiệu nhận diện
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng hơn 65 triệu tài khoản MXH trên tổng số gần 100 triệu dân, tức chiếm khoảng 2/3 dân số. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của đời sống kinh tế - xã hội, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh và tìm kiếm thông tin trên các trang MXH như facebook, zalo, tiktok, instagram... đối với mỗi người dân là điều đơn giản. Tuy nhiên, do sự nhận thức còn chưa cao, việc tuyên truyền chính sách pháp luật còn hạn chế, dẫn đến việc một số người dân không thể phân định được đâu là thông tin xấu, thông tin độc hại, tin giả, tin phản động, kích động bạo lực... Từ đó, họ bị rơi vào “bẫy” một số đối tượng truyền thông “bẩn”, hay những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Đơn cử như vừa qua, một số đối tượng đã bị xử phạt vì có hành vi đưa tin sai sự thật về cơn bão số 3. Ngày 10/9, CATP Cẩm Phả, Quảng Ninh đã lập hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân đưa nội dung thông tin trên facebook về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn TP Cẩm Phả là sai sự thật.
Trước đó, CA huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với H.V.T về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Làm việc với cơ quan CA, H.V.T. thừa nhận do bản thân không kiểm chứng tính xác thực của nguồn thông tin nên đăng tải bài viết có nội dung sai sự thật.
Cơ quan CA cũng cảnh báo, người dân cần tỉnh táo trước những thông tin trên MXH; cần theo dõi thông tin chính thức tại các website, báo chí chính thống của các cơ quan, tổ chức Nhà nước; không chia sẻ những thông tin trên mạng khi chưa được kiểm chứng chính xác. Mọi hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật về tình hình thiên tai, bão lũ sẽ bị phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Công an triệu tập, xử lý nhiều trường hợp thông tin sai sự thật liên quan mưa bão. Ảnh: CQCA |
Nỗ lực ngăn chặn “virus số”
Có thể thấy rằng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là các nền tảng MXH với lợi thế nhanh chóng, thuận tiện đang chiếm lĩnh không gian, lượng thông tin của xã hội. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên MXH, có không ít thông tin không chính xác, thông tin xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận.
Trước sự phát triển nhanh chóng của MXH, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng. Để xác định được xem thông tin mà mình tiếp cận là giả hay thật; đúng hay sai; tốt hay xấu thì chúng ta cần tiếp cận tìm hiểu ở các nguồn thông tin chính thống.
Nếu chủ thể đăng tải thông tin là các nick ảo, nick không chính danh và tổng thể nội dung trang có thái độ nhìn nhận không phù hợp với quan điểm chính thống thì cần loại bỏ... Đồng thời, chọn lọc những thông tin có lợi, thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục, thông tin chính thống... để tiếp cận. Kịp thời phát hiện, tố giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh ngăn chặn kẻ xấu kích động việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý.
Theo thượng tá, TS. Đào Trung Hiếu, Cục Truyền thông (Bộ Công an), người dân cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào MXH, bởi nếu người tiếp cận thông tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi những thông tin xấu, độc đó. Một số người khi tiếp cận thông tin không chính thống trên MXH và bị dẫn dụ bởi những thông tin sai sự thật đó dẫn đến những hành vi nguy hiểm.
Có thể thấy, việc các thông tin xấu, độc, thông tin mang tính chất truyền thông “bẩn” trên các nền tảng MXH hiện đang có sự gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, để phân biệt được đâu là thông tin xấu, thông tin độc hại, tin giả… không phải ai cũng dễ dàng nhận ra, đặc biệt là đối với những người công nhân lao động, nhân viên văn phòng khi mà thời gian làm việc còn nhiều hơn thời gian rảnh.
Chị Nguyễn Thị Huệ, nhân viên kinh doanh của một công ty hoạt động về lĩnh vực du lịch chia sẻ: “Do không có nhiều thời gian nên hầu như chúng tôi chỉ tìm kiếm thông tin trên các trang MXH và cũng không có thời gian để kiểm chứng thông tin nên không ít người đã tiếp nhận thông tin không chính xác, thông tin giả, tin xấu… Từ đó, ảnh hưởng tới nhận thức và dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, dễ bị kích động”.
Luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, các hành vi đăng thông tin sai sự thật, xấu, độc trên không gian mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt từ 5-10 triệu đồng, tùy theo hành vi. Đặc biệt một số hành vi có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý về tội “Làm nhục người khác”, tội “Vu khống”, tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”… với mức phạt cao nhất có thể lên đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 7 năm. |
(Còn nữa)
CDC Hà Nội cảnh báo nguy hiểm chết người từ trào lưu ''bắt pen'' |
(责任编辑:La liga)
- ·Đà Lạt 'điểm mặt chỉ tên' 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc
- ·Tinh thần xung kích của tuổi trẻ cao su Phú Riềng
- ·Nuôi ước mơ để học tập tốt
- ·Đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học
- ·Đề xuất mới về tín dụng đầu tư của Nhà nước
- ·Thầy, trò khốn khổ vì đường
- ·Sẽ có giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học”
- ·Điểm ưu tiên, khuyến khích trong kỳ thi THPT quốc gia
- ·Chế độ thai sản: Những điểm thay đổi trong năm 2018
- ·Từ ngày 20 đến 22
- ·Quảng Ninh: “Bẫy chông” tự chế
- ·Tại sao có thể đủ điểm đỗ Đại học nhưng... trượt tốt nghiệp?
- ·“Ngày thứ bảy xanh” ở Bình Long
- ·34 sản phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng cấp tỉnh
- ·Việt Nam – Cuba: Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực KH&CN
- ·Phước Long thi nghi thức, điều lệ Hội LHTN
- ·Năm 2015, Đoàn Khối doanh nghiệp có 4 chi đoàn ngoài quốc doanh
- ·Trường THPT Hùng Vương với “Văn hóa giao thông học đường”
- ·Phát triển nông nghiệp hữu cơ: 'Không tuân thủ quy định sẽ bị loại khỏi sân chơi'
- ·6 học sinh dự thi Olympic “Tài năng tiếng Anh”