会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bòngaso66】Đón dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc: Cơ hội không viển vông!

【bòngaso66】Đón dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc: Cơ hội không viển vông

时间:2024-12-23 20:47:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:917次
GS-TSKH. Nguyễn Mại,ĐóndòngvốndịchchuyểnkhỏiTrungQuốcCơhộikhôngviểnvôbòngaso66 Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệpđầu tưnước ngoài.

Thưa ông, gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có cơ hội rất lớn để đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang các nước khác. Chính phủ thậm chí đã tính đến phương án thành lập một tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng FDI mới. Việt Nam liệu có thực sự có cơ hội ấy không, thưa ông?

Hiện có hai luồng ý kiến về vấn đề này.

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, chuyện Trung Quốc+1 đã có từ lâu, cả thập kỷ rồi, chẳng qua bây giờ giai đoạn mới, người ta hăng hái hơn thôi. Nhóm các chuyên gia ủng hộ quan điểm này cho rằng, Mỹ hay Nhật Bản có chính sách, thậm chí bỏ hàng tỷ USD ra để kéo doanh nghiệp của mình về nước, chứ không phải là dịch chuyển sang nước thứ ba, cho nên đừng quá lạc quan.

Mỹ giờ cũng có tới 38 triệu người thất nghiệp. Nếu còn thất nghiệp nữa, khả năng tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump sẽ không cao. Do vậy, chính quyền Tổng thống Trump đang muốn kéo, thậm chí là ép doanh nghiệp Mỹ trở về. Nhật Bản cũng đã bắt đầu suy thoái kinh tế, nên sẵn sàng chi 2,2 tỷ USD để kéo doanh nghiệp nước này quay về.

Nhưng kể cả như vậy, tôi cho rằng, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ trở về nước không nhiều. Bởi Trung Quốc vẫn là thị trường rất có tiềm năng, với 1,4 tỷ người, công nghệ phát triển, lao động tốt, quy mô doanh nghiệp trong nước lớn, như Alibaba, Huawei. Vì vậy, khả năng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc về Nhật Bản, về Mỹ là có, nhưng không chiếm tỷ lệ quá cao, chỉ khoảng 10-15% tổng đầu tư của Mỹ, của Nhật Bản vào Trung Quốc, thậm chí không tới.

Số còn lại sẽ duy trì đầu tư ở Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ, tôi cho là khoảng 3-5%, thấy kinh doanh ở thị trường Trung Quốc đang khó khăn, chi phí cao, thêm nữa để phục hồi kinh tế, Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa, sẽ ra đi. Nhưng tổng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hiện khoảng 2.000 tỷ USD, chỉ 5% cũng đã là 100 tỷ USD, không hề ít. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (vốn giải ngân - PV) cũng chỉ hơn 20 tỷ USD. Trong khi đó, khoản vốn đầu tư vào Trung Quốc trong năm 2019 lên tới 140 tỷ USD, gấp 7 lần của Việt Nam.

Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đang cân nhắc việc di dời sản xuất tới Việt Nam. Trong ảnh: Chế tạo linh kiện tại nhà máy của Fujitsu    

Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan, thì sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc sẽ không ồ ạt, bởi đây vẫn là thị trường rất lớn, nhưng chỉ dịch chuyển 3-5% thôi cũng đủ để chúng ta tiếp nhận. Bởi thế, tôi ủng hộ luồng ý kiến thứ hai cho rằng, chúng ta đang có cơ hội thực sự để đón luồng vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc, một luồng vốn khác, chứ không phải chỉ là sự gia tăng bình thường như trước đại dịch Covid-19.

Cơ hội là có thật, nhưng cạnh tranh thu hút FDI luôn rất khó đoán định, nhất là sau đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng suy giảm. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, Việt Nam chẳng dễ để đón đầu được sự dịch chuyển này. Ông nghĩ sao về điều này?

Chúng ta phải nhận thức được là, cơ hội này không phải chỉ Việt Nam muốn, mà rất nhiều nước muốn, đặc biệt là hai “ông lớn” đang muốn cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam là Ấn Độ và Indonesia.

Ấn Độ tuyên bố sẽ tiếp nhận 1.000 nhà máy lớn, đã sẵn sàng đất đai và chuẩn bị mọi thứ cho điều này. Ấn Độ cũng hơn chúng ta nhiều thứ. Chẳng hạn, trình độ công nghệ thông tin của họ cao hơn của ta nhiều, cạnh tranh được với cả Mỹ, Trung Quốc. Số lượng kỹ sư, người lao động được đào tạo hàng năm thuộc diện cao nhất thế giới. Ấn Độ làm outsourcing (gia công) cho Mỹ rất nhiều. Không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào, mà hiện chi phí cho nhân công ở Ấn Độ cũng rẻ hơn ở Việt Nam.

Còn Indonesia, là quốc gia mạnh nhất trong ASEAN, có dân số gần 300 triệu người, gấp 3 lần Việt Nam. Tổng thống Indonesia rất quan tâm đến thu hút đầu tư nước ngoài, thậm chí trực tiếp phê duyệt các dự ánchỉ 70-80 triệu USD, có 300 công nhân. Indonesia cũng tuyên bố sẵn sàng một khu công nghệ 4.000 ha để đón nhận các dự án công nghệ cao dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Chưa nói đến các nước khác, chỉ nói đến hai “ông lớn” này, đã thấy chúng ta phải cạnh tranh rất cao, buộc phải cải cách. Nếu cứ nghĩ rằng, yên tâm, họ sẽ dịch chuyển vào Việt Nam thì không phải như vậy. Indonesia thu hút đầu tư từ Mỹ lớn hơn Việt Nam rất nhiều, từ trước đại dịch Covid-19 đã như vậy. Do vậy, phải nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan lợi thế của chúng ta là gì và có hành động thích hợp.

Vậy thưa ông, lợi thế của Việt Nam là gì và chúng ta phải làm gì để nắm bắt được cơ hội của sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi Trung Quốc?

Chúng ta có lợi thế cũ và cả lợi thế mới. Lợi thế cũ thì chẳng ai bàn cãi nữa, không ai bằng Việt Nam, đó là an ninh chính trị, an ninh kinh tế… ổn định, kinh tế vĩ mô cũng vậy, lạm phát thấp, tăng trưởng cao, tiền tệ ổn định, nhân lực dồi dào… Còn lợi thế mới, sau Covid-19, Việt Nam đang nổi lên là một nước thành công trong ngăn chặn, dập dịch. Điều đó chứng tỏ, chúng ta có năng lực chủ động, sáng tạo trong phòng chống thảm họa toàn cầu.

Lợi thế mới thứ hai, đó là sau đại dịch, mới thấy sức chống chịu của doanh nghiệp là rất lớn. Chúng ta cũng có hàng triệu người lao động mất việc làm, hàng vạn doanh nghiệp phá sản và tạm ngừng hoạt động, nhưng vẫn có tăng trưởng. Quý I/2020, kinh tế tăng trưởng 3,82% và cả năm, thấp nhất như dự báo của IMF thì cũng là 2,7%, còn theo phấn đấu của Chính phủ là từ 4,5-5%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có sự linh hoạt, có sức chống chịu tốt và như thế, sẽ giúp nền kinh tế hồi phục nhanh sau đại dịch.

Như vậy, so với Ấn Độ, Indonesia, chúng ta có những bất lợi, nhưng cũng có những lợi thế. Vì vậy, tôi cho rằng, đây là một cơ hội thật sự, một cơ hội lớn để đón dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nếu chúng ta không thấy được cả cạnh tranh bên ngoài, phát huy lợi thế có trước và sau dịch, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội, không nên bỏ lỡ nữa. Cơ hội lớn lần này không phải là cái gì đó viển vông, mà thực tế. Đã có Apple, đã có Panasonic, đã có Microsoft… dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.

Có nghĩa là theo quan điểm của ông, tận dụng được cơ hội hay không là do chính hành động của chúng ta?

Đúng vậy. Về hành động, theo tôi, có 6 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, nhà đầu tư bao giờ cũng cần đất sạch. Phải tuyên bố với họ là, chúng ta có hơn 300 khu công nghiệp, khu kinh tế có đầy đủ cơ sở hạ tầng, đủ điện, nước, giao thông, có đất sạch, giá đất ổn định, chỉ bằng 40% ở Thượng Hải, Bắc Kinh và sẽ không tăng giá đất. Tôi cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nên “lệnh” không được ai tăng giá đất trong thời điểm này. Đất sạch mà giá thuê chỉ bằng 40% nước khác, thì nhà đầu tư sẵn sàng vào.

Thứ hai là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều các nhà đầu tư băn khoăn nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, mình là nhân công giá rẻ. Nhưng tôi phản bác ý kiến này. Hãy để Samsung, Intel lên tiếng.

Samsung đã nói rất công khai rằng, lao động của họ ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, sau 1-2 năm, năng suất lao động xấp xỉ ở Hàn Quốc, nhưng tiền lương thấp hơn nhiều. Ở trung tâm R&D của họ, hơn 1.600 người, kỹ sư phần mềm người Việt giờ đủ năng lực nghiên cứu, sáng tạo từ đầu tới cuối cho một dòng sản phẩm. Như vậy, cả R&D, cả lao động có tay nghề, chúng ta đều có.

Hay Intel, đích thân Tổng giám đốc đã ca ngợi 3.000 công nhân và kỹ sư Việt Nam. Đã có những bằng chứng như vậy. Các địa phương phải để ý đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hơn nữa, tôi cho rằng, 3-4 năm nay, đào tạo nghề đã khác hẳn. Các trường nghề được trang bị hiện đại, gắn kết với doanh nghiệp. Vì thế, sau khi ra trường, nguồn nhân lực này có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta đã có rất nhiều thay đổi, không còn như hàng chục năm trước nữa.

Thứ ba, nhà đầu tư rất lo lắng về cơ sở hạ tầng. Tất nhiên, chúng ta không có được hạ tầng cơ sở chung như ở Trung Quốc, nhưng tại các khu công nghiệp đã và đang xây dựng, hạ tầng cơ sở rất tốt, đáp ứng đủ các nhu cầu về điện, nước, xử lý nước thải, Internet… Chúng ta phải công khai các thông tin này cho nhà đầu tư.

Trong bài viết “Trung Quốc ‘chảy máu’ đầu tư nước ngoài: Thực tế và triển vọng cho Việt Nam” dành riêng cho Báo Đầu tư online, TS. Huỳnh Tâm Sáng (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Ths. Lê Khánh Công (chuyên gia tư vấn năng lượng) cho rằng, để tận dụng cơ hội dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, Việt Nam cần có những cải cách hiệu quả hơn về môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ; xây dựng năng lực thích ứng tốt về kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động; có các tiêu chuẩn cụ thể và chế tài nghiêm khắc hơn với các hoạt động tham nhũng; làm tốt công tác dự báo, đặc biệt là những quỹ đạo chiến lược trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động của Covid-19 đến môi trường đầu tư, các nền kinh tế khu vực và thế giới.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thiếu khung khổ pháp lý
  • Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” IUU
  • Hạ độc chính mình nếu ăn trúng 2 loại rau củ vị đắng thường gặp này
  • Người Hội An thâu đêm làm lân, lãi lớn mùa trung thu
  • Chuyển đổi cây trồng góp phần nâng cao đời sống người dân
  • MobiFone dồn lực ứng phó siêu bão Noru
  • Hong Kong cấm hải sản Nhật Bản do lo ngại nhiễm phóng xạ
  • Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp
推荐内容
  • Hệ sinh thái tiện ích dần lấp đầy các đô thị của Novaland
  • Năm 2024 sẽ đưa thêm 2 triệu tỷ đồng tín dụng, kiểm soát chặt cho vay "sân sau"
  • Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD
  • Khoe khoang về công ty khi đi gây rối, một nhân viên bị sa thải
  • Hà Nội miễn phí xét nghiệm cho công dân Việt Nam từ vùng dịch trở về
  • Tỷ phú công nghệ Australia chia tay vợ sau 13 năm chung sống