【trực tiếp atalanta】Giải pháp nào đưa tôm xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD?
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP tập đoàn Minh Phú. Ảnh: Q.Hiếu |
Xuất khẩu tăng 10-15%
Đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024, với mức từ 10% đến 15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu. Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.
Về thị trường, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024, chiếm khoảng 40% đến 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Hiện nay, nhằm giảm chi phí vận chuyển do căng thẳng từ biển Đỏ, một số doanh nghiệp XK tôm đã lựa chọn giải pháp chuyển hướng XK sang những thị trường gần, như Trung Quốc, Nhật Bản…
Ban lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, sẽ theo đuổi mục tiêu khai phá thị trường lớn lân cận Việt Nam. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục tăng cường phát triển thị trường Nhật Bản, duy trì các thị trường đang có, chú trọng tìm hiểu từng bước thâm nhập thị trường Trung Quốc. Đồng thời, cải tiến đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với điều kiện nhà xưởng, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho biết, Thực phẩm Sao Ta hiện là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm lớn nhất vào Nhật Bản, đứng thứ 5 tại thị trường Mỹ và thứ 9 tại Hàn Quốc.
Thị trường Nhật Bản được xem “bệ đỡ” cho hoạt động kinh doanh của Thực phẩm Sao Ta trong năm 2023 vừa qua. Việc tập trung tận dụng thế mạnh chế biến sâu và chất lượng sản phẩm cao đã giúp Thực phẩm Sao Ta giành được nhiều đơn hàng lớn từ các đối tác Nhật Bản
Theo bà Lê Hằng, các doanh nghiệp có thể sẽ có những cú “bẻ lái” về thị trường XK và sản phẩm XK và biến thách thức thành cơ hội. Chẳng hạn Trung Quốc có thể sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp hơn trong năm nay, vì vị trí địa lý gần, chi phí vận chuyển thấp, dễ kiểm soát hơn. Quan trọng hơn, Trung Quốc chắc chắn bị giảm nguồn cung từ Ecuador do cả vấn đề an ninh bất ổn tại đất nước Nam Mỹ này và do cả vấn đề vận tải biển khó khăn, chi phí tăng… Do vậy, Trung Quốc sẽ phải bù đắp nguồn cung từ Việt Nam và các nước châu Á khác.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng sẽ có xu hướng chuyển đổi một số sản phẩm XK. Với những đặc thù dễ bảo quản, thời hạn lâu, giá hợp lý, thủy sản đóng hộp, đóng túi và hàng khô sẽ có nhiều nhu cầu hơn trong năm nay trong bối cảnh của chiến tranh, xung đột và lạm phát…
Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ cũng là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng trong năm nay.
Chú trọng nguồn nguyên liệu xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước năm 2023 đạt 737.000ha, cơ bản không tăng so với năm 2022. Sản lượng đạt 1,12 triệu tấn (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022), tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,45 tỉ USD, giảm 19,8% so với năm 2022.
Kế hoạch năm 2024 diện tích nuôi tôm tương đương năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đặt mục tiêu đạt mức 4 - 4,3 tỉ USD. Để đạt được mục tiêu ngày, ngành tôm cần chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Theo lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, hiện nay, công ty có 3 nhà máy và 2 vùng nuôi tôm có diện tích lớn sản lượng cung cấp dự kiến trên 16.000 tấn /năm. Với nguồn nguyên liệu này, năm 2024, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cải tiến đa dạng hóa sản phẩm nhưng phù hợp với điều kiện nhà xưởng, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi…
Là thủ phủ tôm lớn nhất cả nước, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho rằng, trên địa bàn tỉnh hiện có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm. Các sản phẩm tôm đã được chế biến đạt tiêu chuẩn và thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác trên thế giới.
Bạc Liêu được Chính phủ giao hướng đến xây dựng tỉnh trở thành thủ phủ ngành tôm. Thời gian qua lãnh đạo tỉnh này đã quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người nuôi tôm phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhất là các khu vực đã được quy hoạch, đặc biệt ưu tiên cho các mô hình theo công nghệ tiên tiến, khép kín, tuần hoàn nước, bảo vệ môi trường,…
“Cơ quan chuyên môn, các viện, trường cần tập trung hỗ trợ địa phương sớm tìm kiếm giải pháp kỹ thuật cho các mô hình nuôi, giảm tỉ lệ rủi ro, đặc biệt cho mô hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh”- lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đề xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn mở rộng xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc khi nước này bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam. Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP cho rằng, trong giai đoạn từ 2015 đến 2023, sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng đáng kể. Trong đó, riêng mặt hàng tôm tăng 37%.
Ty nhiên, hiện nay, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc vẫn đang vướng phải vấn đề hạn ngạch nhập khẩu. Các doanh nghiệp đang chịu chi phí không nhỏ để có được hạn ngạch. Hiệp hội VASEP đã có kiến nghị gửi Chính phủ và Bộ Công Thương, mong được quan tâm và chỉ đạo việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.
Theo VASEP, hiện lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đã vượt xa mức hạn ngạch cho phép (15.000 tấn/năm, thuế nhập khẩu 0%), và thực trạng các nhà nhập khẩu Hàn Quốc phải “đấu thầu” để có hạn ngạch nhập tôm Việt Nam với chi phí không nhỏ, 14-16% giá trị lô hàng.
“Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Hàn Quốc ngày càng tăng do các món làm từ tôm ngày càng đa dạng và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh và giàu protein sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng đơn hàng, nếu hạn ngạch được dỡ bỏ”- bà Kim Thu khẳng định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được cải thiện tốt hơn
- ·Hỗ trợ tạo việc làm cho người nhiễm HIV
- ·Sai lầm khi đợi thức ăn nguội mới cho vào tủ lạnh
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·TP Hồ Chí Minh: Người dân không lo thiếu vé tàu, xe dịp Tết Nguyên đán 2025
- ·Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng, Trung Bộ tiếp tục mưa dông diện rộng
- ·Hà Nội: Nhiều trường tự ý đặt ra những khoản thu không đúng quy định
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình: Cần tạo cơ chế để nhân rộng
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Khánh Hòa: Vụ cháy nhà tại Nha Trang có 2 trong 4 người tử vong là trẻ nhỏ
- ·Cẩn trọng với tuyển dụng việc nhẹ lương cao dịp cuối năm
- ·Triển lãm tranh của các họa sỹ lừng danh Việt Nam tại London
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Tôn vinh các điển hình hiến máu cứu người
- ·Hà Nội: Có 83.515 DN khai thuế điện tử
- ·Hộp thư bạn đọc ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Trường Quốc tế Thăng Long
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Cần tăng chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cấp cơ sở