【tỷ lệ 2】Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống
Cải tạo,ảitạonângcấphệthốngchợtruyềnthốtỷ lệ 2 xây dựng, quy hoạch lại mạng lưới chợ truyền thống, tập trung kêu gọi đầu tư để tạo nên diện mạo hạ tầng thương mại khang trang là giải pháp mà TP.Thủ Dầu Một đang triển khai. Thực hiện giải pháp vừa nêu nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh, đồng thời đưa hệ thống chợ trên địa bàn thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.
Có nhiều rào cản khiến tư nhân e ngại đầu tư vào chợ truyền thống. Trong ảnh: Tiểu thương chợ Phú Văn, phường Phú Thọ bày bán hàng hóa lấn chiếm lòng lề đường
Nhiều chợ xuống cấp
TP.Thủ Dầu Một hiện có 14/15 chợ đang hoạt động. Tổng lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ chiếm khoảng 60% phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy vậy, phần lớn các chợ hiện hữu đã xuống cấp do xây dựng đã trên hàng chục năm. Trong đó, một số địa bàn có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dẫn đến phát sinh tình trạng chợ tự phát, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, hàng hóa không được kiểm soát về nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Điển hình như chợ Bình Điềm (phường Phú Hòa), đầu tư xây dựng từ năm 2006, đến nay cơ sở vật chất đã xuống cấp. Bên trong chợ tuy nhiều tiểu thương nghỉ bán, gian hàng bỏ trống rất nhiều nhưng bên ngoài lại quá tải, dẫn đến nhiều tiểu thương kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường. Ở khu chợ Phú Văn (phường Phú Thọ), các tiểu thương tại đây kinh doanh tạm bợ và không khỏi lo lắng nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
Còn tại chợ Thủ Dầu Một, dù là chợ trung tâm loại I của tỉnh nhưng tồn tại tình trạng lộn xộn, ít quầy sạp được kê cao, rất nhiều quầy hàng rong bày bán thực phẩm dưới nền đất trải nylon hoặc tấm ván... Hệ thống thoát nước của chợ không tốt nên chỉ sau trận mưa hoặc tiểu thương mạnh ai nấy đổ nước lênh láng ra giữa lối đi. Thêm vào đó, những khi rác thải chưa được thu gom kịp thời bốc mùi hôi thối, tình hình trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường chính vào chợ chưa bảo đảm…
Cần diện mạo mới
Thời gian qua, TP.Thủ Dầu Một đã có nhiều cơ chế hỗ trợ về miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ. Đồng thời kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa và các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư nâng cấp chợ, qua đó đáp ứng mục tiêu phát triển chợ theo hướng văn minh. Tuy vậy, việc thực hiện quy hoạch, phát triển chợ truyền thống còn gặp nhiều khó khăn dù cơ quan chức năng lẫn các đơn vị đã tích cực kêu gọi, nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cải tạo chợ, ảnh hưởng đến công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ, khiến việc xây dựng phát triển chợ theo mục tiêu vẫn chưa đạt được.
Theo số liệu thống kê, hiện thành phố có 15 chợ. Trong đó, có 1 chợ đã ngưng hoạt động (chợ Phú Chánh C), có 8 chợ cần chỉnh trang bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm chợ Đình, Cây Dừa, Bưng Cầu, Hòa Lợi, Phú Chánh A, Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ, Phú Mỹ. 6 chợ còn lại gồm chợ hàng bông Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Điềm, Bến Thế, Phú Văn đang cần phải mở rộng để bảo đảm giao thông, sắp xếp lại ngành hàng, đầu tư xây dựng mới hoặc tiếp tục mời gọi nhà đầu tư tham gia thực hiện.
Theo lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một, hiện nay tồn tại song song thực trạng chợ vừa thừa lại vừa thiếu. Tức là có chợ cũ xuống cấp, quỹ đất chợ không còn để mở rộng và tình trạng chợ mới xây dựng rộng thênh thang nhưng rơi vào cảnh không ai vào. Còn theo đánh giá của các doanh nghiệp, các dự án kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo chợ đều có quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp, việc quản lý phức tạp, trong quá trình triển khai thường gặp phản ứng của cộng đồng tiểu thương. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư đã tham gia xây dựng chợ nhưng không tìm được tiếng nói chung với các hộ kinh doanh khiến nhiều chợ rơi vào tình trạng xây dựng xong mà vẫn đóng cửa hoặc hoạt động khó khăn, lãng phí đầu tư. Chính vì còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên các doanh nghiệp cũng chưa mặn mà.
Theo lãnh đạo thành phố, việc cải tạo, xây dựng lại các chợ nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh tốt hơn, đồng thời tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Vì vậy, thành phố đang tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và có các giải pháp để mời gọi nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư chợ. Trong đó, cần phối hợp hiệu quả nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phương thức hợp tác công - tư. Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo… nhằm đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn.
THANH HỒNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường hiến kế phát triển kinh tế tuần hoàn
- ·Thành phố mùa COVID
- ·Dựng không gian công cộng, tạo điểm nhấn bên bờ sông Hương
- ·Haaland không lo ra mắt thất bại Man City, Pep Guardiola thở phào
- ·Danh sách 18 nhà thầu dự án cao tốc nghìn tỷ Đà Nẵng
- ·Hoa văn trang phục cung đình trên tuyến đường đi bộ
- ·Video bàn thắng TP HCM 0
- ·Bình Định thắng Bình Dương, HLV Đức Thắng vui đến quên trí nhớ
- ·Chán cảnh chờ bản quyền, dân đổ đi mua thiết bị xem World Cup 2018
- ·Thu này nhớ lại thu xưa
- ·Công tác phòng, chống dịch COVID
- ·DAG: Lợi nhuận quý II tăng 34% so với cùng kỳ năm 2018
- ·Vụ cháy ở Hải quan Hải Phòng: Do chập điện
- ·Lan tỏa năng lượng tích cực bằng những bài ca chống dịch COVID
- ·Bến Tre: Ngư dân bắt được cá nghi sủ vàng nặng 26kg, đại gia xuống tiền ngay 1 tỷ đồng
- ·Vướng thời hạn xử lý một bộ hồ sơ hoàn thuế
- ·Ký ức trong veo của ‘Mùa tiểu học cuối cùng’
- ·Công Phượng báo tin vui sau chấn thương vòng 7 V
- ·CPTPP, EVFA: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh
- ·Đêm Đại Nội