【bóng đá đức 2】Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: Quan tâm tới những nhu cầu thiết yếu của người lao động
Cùng với đó là làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là các vấn đề về nhà ở, tăng cường đối thoại để giải quyết “bức xúc” của người lao động.
Xây dựng nhà ở giá rẻ cho người lao động
Theo báo cáo của TLĐLĐVN, cả nước hiện có hơn 300 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), trong đó hơn 200 khu đang hoạt động với hơn 2,8 triệu người đang làm việc. Khảo sát của cơ quan này cũng cho thấy, nhà ở hiện nay là một trong những nhu cầu rất bức xúc của công nhân. Cụ thể, trong số 2,8 triệu công nhân đang làm việc tại các KCN, KCX có đến 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Nhu cầu lớn như vậy, song hiện mới chỉ đáp ứng được từ 8 - 10%. Nhiều công nhân vẫn phải đi ở thuê trong những căn phòng chật chội với điều kiện chưa đảm bảo.
Trước thực tế này, ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch TLĐLĐVN cho biết, thực hiện quyết định số 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, KCX”, từ nay đến năm 2020 cơ quan này sẽ xây dựng 50 thiết chế công đoàn ở 50 KCN, KCX trên cả nước. Sau khi hoàn thành, sẽ giải quyết được một phần vấn đề về nhà ở, nhà trẻ cũng như các nhu cầu thiết yếu khác của người lao động.
3 địa phương được lựa chọn thí điểm triển khai thực hiện là Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang. Tại mỗi khu này, sẽ có các căn hộ khép kín được xây dựng với diện tích tối thiểu là 30m2, tối đa 65m2. Các dự án được Nhà nước hỗ trợ bằng cách cấp đất không thu tiền. Riêng TLĐLĐVN trích phần kinh phí tiết kiệm trên toàn hệ thống mỗi năm với gần 700 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng. Theo đó, toàn bộ tầng một sẽ lấy từ nguồn kinh phí này, bắt đầu từ tầng hai được sử dụng để bán hoặc cho thuê với giá bán trung bình khoảng 5 triệu đồng/m2.
“Việc đầu tư phải thực chất, tránh tình trạng xây xong không có người ở. Chẳng hạn tại Đồng Văn (Hà Nam), khi chúng tôi phát đơn là có kèm biểu giá rõ ràng, người mua sẽ ký tên và sau đó xây theo đúng nhu cầu, xong đến đâu là sáng đèn đến đó”, ông Cường nhấn mạnh.
Để thực hiện dự án này với mức chi phí thấp nhất, đại diện TLĐLĐVN cho biết sẽ làm việc với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam… nhằm giảm tải tối đa các chi phí.
Tăng cường đối thoại để giải quyết “bức xúc” của công nhân
Bên cạnh chăm lo về vấn đề nhà ở, các nhu cầu khác của người lao động cũng được TLĐLĐVN đặc biệt chú trọng. Trong đó, TLĐLĐVN đã thực hiện ký kết với nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho người lao động. Đơn cử như đoàn viên có thẻ công đoàn sẽ được giảm giá từ 5 - 10% sản phẩm dịch vụ từ các doanh nghiệp này.
Năm 2018, TLĐLĐVN tiếp tục xác định là năm “Vì lợi ích đoàn viên”. Riêng trong “Tháng công nhân” năm nay, TLĐLĐVN đề nghị các cấp công đoàn triển khai đến công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện ít nhất một mô hình lợi ích đoàn viên.
Theo đó, các CĐCS chú trọng đề xuất với doanh nghiệp các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội cũng như đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động. Đặc biệt là thương lượng đưa vào Thỏa ước Lao động tập thể những điều, khoản có lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Đồng thời, CĐCS cũng phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động cũng như đối thoại đột xuất để giải quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên.
Hơn hết, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết, ông Chang – Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam cho rằng, đây là “cơ hội vàng” đối với hệ thống công đoàn Việt Nam để hiện đại hoá tổ chức và chức năng nhằm đại diện tốt hơn cho tiếng nói của người lao động.
Trong đó, nhấn mạnh hơn vào việc đại diện cho tiếng nói của người lao động thông qua thương lượng tập thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm yếu, bằng chứng là từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có hơn 6.000 cuộc đình công diễn ra đều là tự phát và không do công đoàn lãnh đạo. Cũng theo Giám đốc ILO Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, công đoàn hoạt động hiệu quả sẽ góp phần ổn định chính trị - xã hội, bằng cách truyền tải tiếng nói của người lao động vào quá trình hoạch định chính sách tác động tới việc làm và người lao động.
Khẳng định tầm quan trọng của việc đối thoại nhằm giải quyết những vướng mắc của người lao động, TLĐLĐVN cho biết, năm nay là năm thứ ba Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gặp gỡ đối thoại với công nhân. Trước đó, vào năm 2016 Thủ tướng đã gặp gỡ 3.000 công nhân các tỉnh phía Nam; năm 2017 là với 2.000 công nhân các tỉnh miền Trung. Dự kiến, năm nay Thủ tướng sẽ đối thoại với 2.000 công nhân các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam. Chủ đề chính của cuộc đối thoại giữa công nhân với Thủ tướng năm 2018 là “Công nhân, người lao động lập thân, lập nghiệp xây dựng quê hương”.
Lý giải về việc chọn chủ đề này, TLĐLĐVN cho rằng, hiện tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp ở các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng đang diễn ra rất nhanh, kéo theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Điều này dẫn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đủ để duy trì cuộc sống, khiến một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn phải rời xa quê hương đến các thành phố lớn tìm việc làm.
Việc người dân di cư đến các thành phố làm việc không những làm cho các tỉnh mới phát triển công nghiệp như: Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… thiếu lực lượng lao động trẻ, có trình độ mà còn ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và nhiều vấn đề xã hội khác. Do đó, theo TLĐLĐVN để người lao động yên tâm sống, làm việc và quay trở về công tác tại quê hương cũng như thu hút các doanh nghiệp đầu tư khởi nghiệp tại địa phương, cần phải có các giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả hơn.
Mai Đan
(责任编辑:World Cup)
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Mượn tên gói 30.000 tỷ, ngân hàng dụ khách vay thương mại
- ·Địa ốc phía Nam vào guồng quay mới
- ·Bất động sản Hà Nội: Hết thời “kho mặn, ăn dè”
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·Một sổ đỏ, hai diện tích?
- ·Việt Nam: Bất động sản 3 sao sẽ đánh bại 5 sao
- ·Bộ Xây dựng: Hoàn tất rà soát các dự án nhà ở xã hội trong tháng 6
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Dự án bán mình, nguồn cung nhà đất tăng mạnh
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Nếu được gộp lại làm một
- ·Thị trường bất động sản Hà Nội: Thách thức nhà đầu tư lướt sóng
- ·Tuyên truyền pháp luật giao thông đường thủy cho học sinh, giáo viên
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Sài Gòn: Nhà giá rẻ vùng ven đang xây ồ ạt
- ·Doanh nghiệp đang ‘xây nhà trên giấy’
- ·Bất động sản Hà Nội: Hết thời “kho mặn, ăn dè”
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Cảnh báo sinh viên mắc bẫy lừa tìm việc làm thêm