【cup bi】Bất động sản Hà Nội: Hết thời “kho mặn, ăn dè”
TIN LIÊN QUAN | |
Chủ đầu tư bắt tay sàn để găm hàng, làm giá | |
Bất động sản Hà Nội quý I/2014: Cầu thực đẩy thị trường | |
Đồng loạt “sờ gáy” các dự án bất động sản ở Hà Nội | |
Bất động sản Hà Nội vào "mùa gặt" |
Việc mua đứt, bán đoạn sẽ tạo điều kiện để các chủ đầu tư có dòng tiền đẩy nhanh tiến độ dự án |
Của để dành thành “trái đắng”
Tại đợt mở bán căn hộ Dự án CT 2 Trung Văn cách đây không lâu, một đại diện của Vinaconex 3 đã rất tiếc nuối khi kể lại thời kỳ hoàng kim của thị trường địa ốc, DN đã có thể bán dự án với giá gần 30 triệu đồng một mét vuông căn hộ. Tuy nhiên, do thị trường căn hộ liên tục tăng giá, sợ thua thiệt nếu bán hết hàng nên DN chỉ bán rất ít sản phẩm, những mong có thể tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán những đợt sau.
Thế nhưng, thị trường bất động sản đã không tiếp tục tăng giá như kỳ vọng, mà bất ngờ quay đầu lao dốc không phanh trong thời gian dài. Đến khi được mở bán trở lại, căn hộ dự án này chỉ được định giá dưới 20 triệu đồng/m2, thấp hơn gần chục triệu đồng mỗi mét vuông so với mức giá trước đó, khiến nhiều lãnh đạo của DN không khỏi tiếc nuối.
Thực tế, không chỉ Vinaconex 3 mới áp dụng chiêu thức “kho mặn, ăn dè” khi phát triển dự án và bán sản phẩm khi thị trường còn sốt nóng. Bởi trước đó, CTCP Đầu tư Hải Phát cũng đã bớt lại cả một tòa nhà với số căn hộ lên đến gần 1.000 căn, chỉ vì sợ “bán hớ” khi thị trường căn hộ liên tục sốt hàng.
Cụ thể, tại Dự án tổ hợp The Pride (quận Hà Đông), CTCP Đầu tư Hải Phát đã bán hết số lượng căn hộ tại 3 tòa CT1, CT2 và CT4, bất chấp việc DN này đã liên tục điều chỉnh giá bán từ dưới 20 triệu lên trên 20 triệu đồng mỗi mét vuông căn hộ. Do thị trường căn hộ liên tục điều chỉnh tăng giá, chủ đầu tư đã quyết định bớt lại cả tòa CT3 có vị trí đẹp, được thiết kế đẹp nhất và đã xây xong phần đế tại dự án để làm “của để dành”.
Tuy nhiên, của để dành lại trở thành trái đắng khi thị trường căn hộ lao dốc, Dự án CT3 cũng không được triển khai trong thời gian dài, vì không thể bán được hàng. Việc mở bán căn hộ tại dự án này chỉ được thực hiện mới đây, song chủ đầu tư đã phải điều chỉnh giảm mạnh giá bán so với mức giá căn hộ đã bán trước đó.
Bán nhanh và bán… hết
Trong khi thị trường căn hộ đang có nhiều dấu hiệu ấm lên, một số DN muốn bán nhanh, bán hết sản phẩm để thu về dòng tiền, thay vì găm hàng “để dành” như những giai đoạn thị trường ấm lên thời gian trước.
Cụ thể mới đây, CTCP Đầu tư Điện lực Hà Nội đã xin điều chỉnh 4.500 m2 sàn văn phòng cho thuê vốn là “của để dành” của DN để chuyển sang chức năng nhà ở để bán tại Dự án Hei Tower, địa chỉ tại số 1 Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Theo đó, 4.500 m2 sàn văn phòng sẽ được chuyển thành 61 căn hộ thương mại.
Việc chuyển đổi diện tích văn phòng sang căn hộ đồng nghĩa chủ đầu tư muốn bán hết để thu về một cục, thay cho việc phải thu “bạc cắc” trong bối cảnh thị trường đang dư thừa văn phòng cho thuê.
Trao đổi với PV mới đây, giám đốc kinh doanh của một DN bất động sản có dự án căn hộ đang triển khai trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân cho biết, hiện DN này chỉ muốn bán hết và bán thật nhanh các căn hộ tại dự án để có nguồn tài chính tiếp tục triển khai các dự án khác, chứ không có chuyện sẽ để dành sản phẩm như trước kia để chờ điều chỉnh giá bán.
Theo vị đại diện này, hiện các chủ đầu tư đều có xu hướng muốn bán nhanh, bán hết sản phẩm tại dự án, chứ ít có DN muốn găm hàng như trước kia. Tuy nhiên, việc bán lẻ sản phẩm tới người tiêu dùng có thể rất mất thời gian. Vì thế, nhiều chủ đầu tư chọn phương án bán sỉ cả sàn cho đơn vị thứ cấp, dẫn tới việc nhiều dự án loạn giá chênh khi tới tay người tiêu dùng.
Cũng theo vị này, rất nhiều chủ đầu tư hiện rất muốn bán nhanh, bán hết sản phẩm tại dự án đang triển khai. Song, việc bán hàng tại một số dự án hiện nay lại vướng phải sự phản đối của chính các nhà đầu tư thứ cấp - những người đã lũng đoạn dự án khi DN chủ đầu tư gặp khó khăn - khi họ chỉ muốn chủ đầu tư bán ra rất ít sản phẩm để tạo sự khan hàng giả tạo trên thị trường. Tuy nhiên, xu hướng mua đứt, bán đoạn này có thể coi là một động thái tích cực của các chủ đầu tư trong quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm bàn giao nhà cho khách hàng.
Dòng tiền chuyển hướng sang phía Đông Hà Nội Từng là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao nhất của Hà Nội 5 năm trước nhưng nay, khu vực phía Tây đang phải “nhường” chỗ cho dòng tiền đầu tư đổ về khu vực phía Đông thành phố. |
Hé lộ bàn tay đạo diễn những vụ thâu tóm dự án ở Hà Nội Những thương vụ thâu tóm dự án bất động sản liên tục diễn ra trong thời gian gần đây tại Hà Nội dưới bàn tay của cùng một đạo diễn. |
Nguyên Minh (Đầu tư Bất động sản)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Ngày 29/8: Giá cà phê và cao su tăng, hồ tiêu ổn định
- ·Giá các mặt hàng phục vụ ngày Rằm tháng 7 không tăng giá nhiều
- ·Ngày 8/1: Giá thép tăng 74 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch Thượng Hải
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch AEGC 2020
- ·Ngày 19/8: Giá xăng dầu tiếp đà tăng, gas xoay chiều giảm mạnh
- ·Kim Hee Chul nhóm Super Junior diện áo cờ đỏ sao vàng sang Việt Nam
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Ngày 24/7: Thị trường sôi động, giá lúa gạo tiếp tục điều chỉnh tăng
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Hà Nội: Lượng hồ sơ quyết toán thuế gửi bằng phương thức điện tử tăng mạnh
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống Covid
- ·iPhone 15 Pro Max có thể là chiếc điện thoại đầu tiên của Apple vượt mốc 2.000 USD
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Ngày 21/7: Giá heo hơi dao động trong khoảng 59.000
- ·Ngày 7/8: Giá dầu thô và gas tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay
- ·Ngày14/8: Giá thép giảm cả trên sàn giao dịch và thị trường trong nước
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Sao Việt 21/6: Mạnh Trường ôm chặt vợ đẹp, Quỳnh Nga dịu dàng xinh đẹp tuổi 34