【kqbd cup anh】Bộ trưởng Bộ Công thương đưa ra nhiều giải pháp quản lý thương mại điện tử
VHO - Chiều 4.6,ộtrưởngBộCôngthươngđưaranhiềugiảiphápquảnlýthươngmạiđiệntửkqbd cup anh Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương. Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra nhiều giải pháp để quản lý thương mại điện tử.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương, nhiều đại biểu nêu câu hỏi về các hoạt động thương mại điện tử, dù đang thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước nhưng đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ.
Cùng với đó nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm lộ, lọt thông tin của khách hàng, gây nên nhiều hệ luỵ. Vậy giải pháp để hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này và hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Trả lời về vấn đề đang "nóng" này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện chúng ta đang phải đối mặt với 3 thách thức từ các hoạt động thương mại điện tử. Đó là người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc và tình trạng thất thu thuế...
Bộ Công thương đã nhận diện rõ vấn đề này; đã nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 hướng dẫn thi hành luật, trong đó có bổ sung nhiệm vụ tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, như phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng.
Ông cũng hy vọng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành chức năng, nhất là Bộ Công an trong việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử.
Đẩy mạnh truyền thông về các quy định mới của pháp luật. Yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh xây dựng quy tắc bảo mật thông tin; yêu cầu sản giao dịch điện tử công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Về giải pháp chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công thương đã thường xuyên khuyến nghị người sản xuất trong nước chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.
Bộ Công thương cũng trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và nghị định hướng dẫn triển khai đề án chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước.
Riêng trong năm 2023, đã tiếp nhận và gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng qua thương mại điện tử.
Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử; tách bạch giữa luồng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.
Đồng thời tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ, tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.
Cùng với đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập; đẩy mạnh cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, nhất là trên thương mại điện tử; tăng cường kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập qua môi trường điện tử.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, để tăng cường quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ đã công khai danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Về lo ngại lợi dụng biện pháp này để cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu nhau, Bộ trưởng cho biết Bộ thực hiện quy trình tiếp nhận, công khai thông tin rất chặt chẽ theo các yêu cầu cụ thể như các website điện tử bị phản ánh phải có từ 5 ý kiến phản ánh kèm theo thông tin đầy đủ về người phản ánh; yêu cầu các website, người phản phải giải trình. Sau khi xác minh rõ các nội dung phản ánh thì mới công khai danh sách trên cổng...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mở cửa du lịch: Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước
- ·Việt Nam lên tiếng việc sắp luyện tập quân sự chung với Nga
- ·Phối hợp thi hành hiệu quả án liên quan đến tín dụng, ngân hàng
- ·Chủ tịch nước: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
- ·Chứng kiến thịt lợn, bì lợn thối được 'phù phép' thành nem chua đặc sản
- ·Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trong năm 2024, tăng trưởng khoảng 6,5%
- ·Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ·Có oan không ?
- ·Bộ Tài chính mua thêm gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân gặp khó do dịch bệnh
- ·Ngành VHTTDL: Nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến
- ·Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Mỹ vào tháng 5
- ·Khánh thành 2 dự án hợp tác trọng điểm Việt Nam
- ·Chính phủ trao quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang
- ·Hà Nội lập danh sách, quản lý chặt hơn 6.300 người làm việc ở Bắc Giang và Bắc Ninh
- ·Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng
- ·Chính phủ trao quyết định điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang
- ·CPI tháng 2 tăng 4,31%
- ·Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường kinh doanh TPCN không rõ nguồn gốc
- ·Ai dựng tượng nhà chí sĩ Phan Bội Châu ở thành Vinh?