【du doan kg】“Nước Mỹ trước tiên” có giúp Trump thực hiện tham vọng?
Không thể phủ nhận rằng dấu ấn thành công của Tổng thống Trump trong năm cầm quyền đầu tiên chính là kinh tế. Kinh tế Mỹ đã tăng tốc nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng GDP 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III/2017. Đây được coi là một chiến thắng lớn dành cho Tổng thống Trump, bởi nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng 3% mà ông đề ra là phi thực tế, thậm chí được coi là bất khả thi. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức 4,1%, thấp nhất trong 17 năm qua. Những biện pháp quyết liệt của Tổng thống Trump nhằm điều chỉnh thâm hụt thương mại với các đối tác lớn như Trung Quốc, Đức, mang việc làm và dòng vốn đầu tư trở lại nước Mỹ… đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Cũng dễ dàng nhận ra rằng mọi quyết định của Tổng thống Trump trong 1 năm qua, cả đối nội và đối ngoại, đều xoay quanh chính sách thực dụng "Nước Mỹ trước tiên". Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Trump dễ dàng loại bỏ tất cả những gì mà ông coi là gây tổn hại cho lợi ích của nước Mỹ hay không công bằng với người dân Mỹ. Tổng thống Trump đã không ngần ngại đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); khởi động đàm phán lại thỏa thuận khu vực vốn ổn định là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu; đưa Mỹ đứng ngoài Hiệp ước Di trú toàn cầu (GCM) khi ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước Hồi giáo, hay quyết định bãi bỏ "Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cảnh Mỹ khi còn nhỏ" (DACA)…
Những quyết định trên thể hiện rõ tính chất thực dụng trong chủ trương “Nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Tổng thống Trump hiện nay. Không những vậy, các mối quan hệ đối ngoại của Mỹ cũng chịu tác động trực tiếp từ những biến động chiến lược này. Đó là việc Tổng thống Trump từ chối công nhận Iran tôn trọng thỏa thuận quốc tế năm 2015 nhằm đảm bảo bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân nước này, đồng thời yêu cầu thay những điều khoản ông cho là sai lầm trong văn kiện này. Lập trường này đã dẫn đến nguy cơ gây đổ vỡ thỏa thuận hạt nhân Iran trong năm qua. Mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU) cũng phải trải qua thử thách khắc nghiệt trong năm 2017 với những phát ngôn liên tiếp gây bất lợi cho châu Âu liên quan đến vấn đề Brexit hay mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương trong khuôn khổ NATO, với động thái đình chỉ một số dự án hợp tác hai bên, trong đó có Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Trong khi đó, mối quan hệ Nga-Mỹ những tưởng được cải thiện dưới thời của Tổng thống Trump thì thực tế, trong năm qua, những mâu thuẫn kéo dài liên quan đến cáo buộc “Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016” đã khiến nỗ lực của vị Tổng thống thứ 45 chưa đạt kết quả.
Đặc biệt, trong năm qua, "lò lửa" Trung Đông đã bị Tổng thống Trump "đốt nóng" trở lại với những tuyên bố mang tính xoay chuyển, khi ông thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ hiện ở Tel Aviv tới thành phố này. Động thái của chính quyền Trump được nhận định là không chỉ hủy hoại tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông, mà còn có nguy cơ làm bùng phát làn sóng bạo lực nghiêm trọng giữa người Palestine và Israel, giữa cộng đồng Do Thái và Arab, đưa Trung Đông vào một giai đoạn hỗn loạn mới, đe dọa an ninh và ổn định của khu vực và thế giới.
Trong vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ đã lôi kéo sự chú ý của cả thế giới vào những màn "khẩu chiến" không có điểm dừng giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Những tuyên bố như "trút bão lửa thịnh nộ" lên Bình Nhưỡng hay đưa tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược tới Bán đảo Triều Tiên vô tình càng thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng để đối phó với Mỹ. Lần đầu tiên trong nhiều thập niên qua, điều khiến cả thế giới lo lắng lại không phải là những hành động thất thường của Triều Tiên, mà chính là những tín hiệu khó đoán phát đi từ Nhà Trắng. Chính sách của Tổng thống Trump đã khiến căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên leo thang cực điểm.
Khó có thể đánh giá cả một nhiệm kỳ Tổng thống bằng 1 năm đầu tiên lãnh đạo, nhưng rõ ràng nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump dường như đang lui hẳn về để tập trung cho chính sách “Nước Mỹ trước tiên”. Liệu "Nước Mỹ trước tiên" có giúp ông Trump thực hiện được tham vọng đưa "Nước Mỹ vĩ đại trở lại" hay không, vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Thế giới sẽ còn nhiều biến động và ông Trump vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bài toán khó trong năm thứ hai nắm quyền.
(责任编辑:La liga)
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Đại biểu chất vấn về chế tài xử lý cán bộ ban hành văn bản sai
- ·Vụ án gần 20 năm chưa giải quyết xong
- ·Khởi tố bắt tạm giam chủ kho phế liệu vừa nổ ở Bắc Ninh
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?
- ·Lãnh đạo Việt Nam chia buồn nguyên Thủ tướng Abe Shinzo từ trần
- ·Không nằm trong đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Nhiều đoạn đường Nguyễn Huệ xuống cấp
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Quan hệ đặc biệt “có một không hai”, không thể tách rời giữa Việt Nam và Lào
- ·Ông Lắm khiếu nại không có cơ sở
- ·Thủ tướng khảo sát thực tế, nêu các định hướng lớn phát triển Măng Đen, Kon Tum
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Indonesia
- ·Truy nã chủ dự án Ocean View Nha Trang
- ·Hoà mình vào biển đảo quê hương bằng công nghệ thực tế ảo
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Đưa quan hệ hai nước Việt Nam và Australia lên tầm cao mới