【soi kèo ả rập】Điểm danh các trường đại học tăng học phí năm học 2023
Học sinh lắng nghe chia sẻ của Ban tư vấn tuyển sinh. Ảnh: TL |
Ngày 9/5, Trường Đại học Ngoại thương thông báo xét tuyển, trong đó có dự kiến mức học phí năm học 2023 - 2024. Cụ thể, trường tăng học phí với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm học; chương trình chất lượng cao; chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng/năm. Học phí với chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu đồng. Như vậy, so với năm học 2022 - 2023, mức học phí dự kiến tăng 5 triệu đồng/năm.
Học viện Tài chínhdự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn (tăng 10 - 20% so với hiện tại). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48 - 50 triệu.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm học 2022 - 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Năm học 2023 - 2024, học phí được Nhà trường dự kiến từ 16 triệu đồng đến 22 triệu đồng/năm, tăng khoảng 10%.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng/tín chỉ, trong khi mức cũ là 1,3 triệu đồng/tín chỉ.
Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo học phí năm học 2023 - 2024. Theo đó, mức trần học phí năm học tới với đại học công lập chưa tự chủ khoảng 13 - 28 triệu đồng, tăng 13 - 50%. Còn các trường tự chủ, học phí tối đa có thể gấp 2,5 lần mức trên.
Trường Đại học Điện lực đưa ra mức học phí năm tới 16 - 18 triệu đồng/năm học (tăng 14% so với năm trước).
Trường Đại học FPT tăng học phí chính khóa là 28,7 triệu đồng/học kỳ, tương đương cả năm 57,4 triệu đồng/năm học. Trong khi đó, năm 2020 và 2021, sinh viên phải đóng 25,3 triệu đồng/học kỳ, năm học 2022 và 2023, học phí là 27,3 triệu đồng/học kỳ.
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhnâng mức học phí lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn. Còn các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh mức học phí gấp 1,4 lần so với các học phần giảng dạy bằng tiếng Việt. Trong khi đó, năm 2022, mức học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ (tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm).
Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) có mức học phí 30 triệu đồng/năm với chương trình trình chuẩn. Mức này tăng 2,5 triệu đồng so với mức dự kiến năm ngoái.
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Với ngành Dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.
Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Dược học là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Ngành Điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước).
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh dự kiến tăng tối đa 10% học phí năm 2023.
Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), năm 2023 học phí của trường có sự điều chỉnh so với năm trước. Trong đó, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh không tăng học phí. Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt có học phí 25,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 10% so với năm 2022.
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh chương trình chuẩn có mức học phí 7,05 triệu đồng/học kỳ (tăng nhẹ so với mức dự kiến năm ngoái). Chương trình đại học chính quy chất lượng cao gần 18 triệu đồng/học kỳ. Trong khi đó, học phí chương trình quốc tế, liên kết đào tạo quốc tế giữ nguyên 212,5 triệu đồng/toàn khóa học (đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm...). Sinh viên học 8 học kỳ, học phí trung bình 26,5 triệu đồng/học kỳ.
Khoa y dược, Đại học Đà Nẵng dự kiến tăng học phí mỗi ngành từ 2,5 - 3,1 triệu đồng/năm.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 141/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định. Qua thống kê số liệu quyết toán giai đoạn 2016 - 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về cơ bản nguồn thu chi cho con người (bao gồm cả chi thu nhập tăng thêm và chi vượt giờ) chiếm tỉ trọng trên 50% trên tổng chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học. Còn mức chi đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỉ trọng 7%, chi chế độ cho học sinh, sinh viên chiếm tỉ trọng khoảng 4%, chi trích lập các quỹ chiếm tỉ trọng 10%, chi đào tạo khác chiếm tỉ trọng 25 - 26% tổng chi./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Cần xác định rõ các động lực cho tăng trưởng kinh tế
- ·Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 9 luật
- ·Kết nối, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Iran
- ·Vụ xe container đâm xe Innova đi lùi trên cao tốc: Hủy 2 bản án
- ·Hội nghị Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư G20: Chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế
- ·Tàu hỏa tông xe đầu kéo: Nhân viên đóng chắn chậm, không ra hiệu dừng tàu
- ·Thị trường lao động TPHCM cần vượt qua nhiều rào cản để hội nhập
- ·Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo
- ·Chủ tịch UBND TP.HCM: Thành phố đã trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức
- ·Lễ đón Tổng thống Ấn Độ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·Một số thông tin cần biết về chương trình ‘Hóa đơn may mắn’
- ·Khai mạc Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 2 tại Đông Anh
- ·Khai mạc Hội nghị 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X
- ·Cục Thuế Đồng Nai: Chủ động giải pháp ứng phó với nguồn thu ngân sách sụt giảm
- ·Vị giám đốc 7X vừa được bổ nhiệm điều hành quỹ nghìn tỷ của tập đoàn Vingroup là ai?
- ·Thương mại điện tử
- ·Ngày 19/12: Dự báo giá xăng trong nước chiều nay sẽ tăng phiên thứ 2 liên tiếp?
- ·Doanh nghiệp ngành gỗ tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD
- ·Xử phạt Công ty Cổ phần S.P.M vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- ·Xuất khẩu gỗ ế ẩm, doanh nghiệp mòn mỏi chờ từng đơn hàng