【kết quả bóng đá 88】Khẩn trương triển khai Chương trình Sữa học đường
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến,ẩntrươngtriểnkhaiChươngtrìnhSữahọcđườkết quả bóng đá 88 Trương Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình sữa học đường vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường triển khai Chương trình sữa học đường.
Bộ Y tế cho biết, ở nước ta, hiện tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao (chiếm 23,8%), ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Cá biệt vẫn còn nhiều tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%, thậm chí một số tỉnh tỷ lệ này còn cao khoảng 35%.
Được biết, cuối tháng 9/2016, Bộ Y tế đã có công văn 7125/BYT-BM-TE gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sữa học đường” của địa phương và định kỳ báo cáo về Bộ Y tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay nhiều địa phương chưa xây dựng Kế hoạch hành động. Trong số các tỉnh có Kế hoạch triển khai cũng chỉ có một số địa phương gửi báo cáo về Bộ Y tế.
Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường và thực hiện các chỉ tiêu về cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành phố thành lập Ban chỉ đạo Chương trình sữa học đường tại địa phương do Lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố là Trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực là Lãnh đạo Sở Y tế, ủy viên là các sở, ngành, đơn vị liên quan; khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chương trình sữa học đường tại địa phương và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai Kế hoạch hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Theo Bộ Y tế, Kế hoạch hành động cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn của người dân, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương cũng như các nội dung cần ưu tiên trong lĩnh vực dinh dưỡng. Tùy tình hình thực tế, các địa phương có thể triển khai thí điểm hoặc toàn tỉnh; chú ý ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các khu vực có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng.
Theo đó, sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ NN&PTNT.
Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế. Đối chiếu với các quy định này thì các tỉnh triển khai chương trình sữa học đường cần phải đảm bảo lựa chọn được sữa học đường đúng tiêu chuẩn.
Ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt chương trình “Sữa học đường” cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa theo chương trình "Sữa học đường". Đến nay đã có một số tỉnh, thành triển khai chương trình này như TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Ngãi…
Tại Nghệ An, năm học 2015 - 2016 là năm đầu tiên triển khai Chương trình Sữa học đường. Đến năm 2016 - 2017, chương trình tiếp tục thí điểm mở rộng tại 21/21 huyện, thành, thị, với 311.733 học sinh tại các trường mầm non và tiểu học tham gia (đạt tỉ lệ 69%). Được biết, Nghệ An cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai chương trình trên diện rộng (toàn tỉnh, ở cả 2 cấp học mẫu giáo, tiểu học). Trên cơ sở những kết quả đạt được, UBND tỉnh tiếp tục triển khai Đề án Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020. Tập đoàn TH tiếp tục được UBND tỉnh Nghệ An lựa chọn là nhà tài trợ triển khai Đề án. Bởi, đây là DN có đủ nguồn lực tài chính, đủ năng lực vận hành và năng lực sản xuất cung ứng sữa cho chương trình; có sản phẩm sữa tươi học đường TH school MILK phù hợp với tiêu chuẩn sữa tươi học đường do Bộ Y tế ban hành (theo Quyết định 5450/QĐ-BYT), bổ sung các vi chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của trẻ, giúp cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em. Sản phẩm trước khi được đưa ra áp dụng rộng rãi trên toàn quốc đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên 3.600 học sinh ở Nghệ An. Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm khoảng 3%, suy dinh dưỡng thấp còi giảm khoảng 1,5%, tình trạng thiếu hụt một số vi chất cải thiện rõ rệt. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cận cảnh dàn siêu xe triệu đô của loạt thiếu gia TP.HCM vừa ‘đổ bộ’ Hà Nội
- ·Những điểm đến mùa thu vừa đẹp vừa lãng mạn không thể bỏ qua
- ·Ngành Hải quan đẩy mạnh hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
- ·8 tháng, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra trên 36.000 DN
- ·Sản phẩm mới 6 tháng không xuất khẩu được vì không có mã thuế
- ·Thuế GTGT 10% cho đường caramen
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào tiếp tục đóng góp cho đất nước
- ·Nỗ lực rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa
- ·Thủ tướng dự Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất
- ·Điều chỉnh chính sách kinh doanh bán hàng miễn thuế
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nhiều người vỗ tay khi nghe lời khai của điều dưỡng trưởng
- ·Số giờ nộp thuế hiện chỉ còn khoảng 117 giờ
- ·Bình Phước có 20 tác phẩm dự thi Giải Búa liềm vàng năm 2018
- ·Người cán bộ ngành văn hóa, thể thao nhiều sáng tạo
- ·Quảng Bình: Hai con cá ‘rồng biển’ dạt vào bờ biển, có con dài tận 5m, nặng 30kg
- ·MU mất trắng tài năng trẻ mà Ten Hag rất thích
- ·Bạc Liêu: Hàng loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản
- ·Lan tỏa hoạt động hỗ trợ cộng đồng
- ·Ước tồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.300 tỷ đồng
- ·"Cửa địa ngục" bốc cháy không ngừng suốt 50 năm