【bóng dá trực tuyến】Động thái xa lánh quốc tế của Mỹ
Thời gian gần đây,ĐộngthixalnhquốctếcủaMỹbóng dá trực tuyến Mỹ liên tục tuyên bố rút khỏi nhiều tổ chức quốc tế đã làm cho giới phân tích ngỡ ngàng vì không biết Washington sẽ còn những động thái lạ lùng nào nữa ?
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley. Nguồn: THX/TTXVN
Mới đây nhất, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Quyết định này của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là để phản đối việc phân biệt đối xử đối với Israel. Sở dĩ Mỹ chỉ trích Hội đồng Nhân quyền LHQ là do Israel trở thành quốc gia duy nhất “chiếm riêng” một đề mục (gọi là đề mục 7) trong chương trình nghị sự của tổ chức này. Theo đó, cách hành xử của Israel tại những vùng đất Palestine bị chiếm đóng là chủ đề được thảo luận tại các phiên họp hàng năm của tổ chức này. Việc này theo Mỹ là không công bằng và bị thiên lệch.
Mặt khác, việc rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng là hành động trả đũa của Mỹ sau khi người đứng đầu Hội đồng Nhân quyền chỉ trích chính sách của Washington tách trẻ em khỏi bố mẹ trong các gia đình nhập cư tại khu vực biên giới với Mexico.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho rằng: “Chúng tôi đưa ra quyết định này vì cam kết của chúng tôi không cho phép mình tiếp tục là một phần của một tổ chức đạo đức giả và tự mãn, vốn giễu cợt nhân quyền”.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cũng cho biết, việc rút khỏi Hội đồng Nhân quyền không có nghĩa Mỹ sẽ từ bỏ các cam kết về nhân quyền của mình. Bà Haley cũng cáo buộc chính phủ một số nước tìm cách trở thành thành viên của hội đồng để tránh bị rà soát về vấn đề nhân quyền.
Phản ứng trước tuyên bố trên của Mỹ, người phát ngôn LHQ ông Stephane Dujarric cho biết: “Tổng Thư ký LHQ rất muốn Mỹ tiếp tục ở lại trong Hội đồng Nhân quyền. Kết cấu của cơ quan này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới”. Đồng thời Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã chỉ trích quyết định trên của Mỹ, cảnh báo rằng việc Washington vắng mặt tại cơ quan này sẽ đẩy trách nhiệm lên các chính phủ khác giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất của thế giới.
Gần đây, Mỹ cũng đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) được ký vào năm 2015 còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện JCPOA đã gây lo lắng cho nhiều quốc gia liên quan. Hành động này của Mỹ đã dấy lên quan ngại Iran sẽ quay lại phát triển vũ khí hạt nhân.
Trước đó, vào tháng 12-2017, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) vì Washington cho rằng: “Cần phải cải cách tổ chức này cũng như việc tổ chức này duy trì thành kiến chống Israel. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò là quan sát viên để đóng góp quan điểm và chuyên môn cho tổ chức này.
UNESCO, có trụ sở tại Paris (Pháp) và bắt đầu hoạt động từ năm 1946, là một tổ chức của LHQ có uy tín cao, có đông đảo thành viên và nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông. Mỗi năm, Mỹ đóng góp khoảng 80 triệu USD cho UNESCO, tương đương 20% ngân sách của tổ chức này. Tuy nhiên, từ năm 2011, Mỹ đã ngưng việc đóng góp khoản ngân sách lớn cho UNESCO nhằm phản đối quyết định của tổ chức này khi trao quy chế thành viên đầy đủ cho Palestine.
Cũng trong tháng 12-2017, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi một hiệp ước toàn cầu về di trú của LHQ nhằm cải thiện năng lực đối phó với các vấn đề người tị nạn và di cư vì cho rằng hiệp ước này “mâu thuẫn” với các chính sách của Washington.
Việc Mỹ liên tục rút khỏi các tổ chức quốc tế thời gian gần đây cho thấy Washington đang thực hiện “chủ nghĩa đơn phương” nhằm xa lánh thế giới. Động thái lạ lùng này của Mỹ là những bước đi tiếp theo của học thuyết “Nước Mỹ trên hết” mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi.
Hội đồng Nhân quyền LHQ (tên đầy đủ tiếng Anh: United Nations Human Rights Council) là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng LHQ ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo Nghị quyết (A/RES/60/251) sau khi Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế một Ủy ban Nhân quyền LHQ đã chấm dứt hoạt động năm 2006. Việc thành lập Hội đồng Nhân quyền là nhằm cải tổ LHQ và các tổ chức trực thuộc. Tuy nhiên, nhiều thành viên lại nghi ngờ tính hiệu quả của tổ chức này. |
HN tổng hợp
(责任编辑:La liga)
- ·Bị cảnh báo 'Thẻ vàng': Chính phủ chấn chỉnh lại hoạt động khai thác hải sản
- ·Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ Quyền Chủ tịch Nước
- ·Mr World Vietnam 2024: Vừa công bố đã ồn ào...
- ·Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 1 triệu liều vắc
- ·Danh sách 18 nhà thầu dự án cao tốc nghìn tỷ Đà Nẵng
- ·Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 12
- ·Vì sao ông Nguyễn Đức Chung nảy sinh ý định chiếm đoạt tài liệu mật?
- ·ASEAN 2020: Những cam kết mạnh mẽ của các đối tác dành cho khu vực
- ·Chi 250 triệu đi du lịch Maldives, cô gái Sài Gòn chê bai 'thiên đường biển' không thương tiếc
- ·Hậu quả từ một quy định… nửa vời
- ·Mục tiêu cắt giảm thực chất 50% mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
- ·“Phao cứu sinh” chỉ là tình thế
- ·NSƯT Hoàng Tùng hát tôn vinh cha mẹ nhân dịp Tết Trung thu
- ·Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao
- ·Những điều thí sinh phải nhớ và phương pháp làm bài thi trắc nghiệm để tránh điểm ‘liệt’
- ·Ra mắt sách “Sa Pa giữa trời mây trắng”
- ·AU đình chỉ tư cách thành viên của Mali
- ·Chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời
- ·Hà Nội đủ nguồn lực cung cấp thực phẩm, người dân không nên hoang mang, lo lắng
- ·Quan hệ Việt Nam