【giải đức 1】Hiệu quả từ hai đề án về văn hóa, nghệ thuật
Hai đề án do Sở Văn hóa,ệuquảtừhaiđềnvềvănhanghệthuậgiải đức 1 Thể thao và Du lịch thực hiện về nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ca múa nhạc dân tộc và Trung tâm Văn hóa tỉnh giai đoạn 2016-2020, đã tác động tích cực, giúp nâng tầm hoạt động của hai đơn vị.
Chất lượng chương trình, tiết mục của Đoàn ca múa nhạc dân tộc thực hiện ngày một được nâng lên.
Nền tảng nâng tầm nghệ thuật, nâng chất tuyên truyền
Trước khi có đề án, cả Trung tâm Văn hóa tỉnh và Đoàn ca múa nhạc dân tộc dần kiện toàn bộ máy tổ chức, ổn định nhân sự, xây dựng những chương trình nghệ thuật, chương trình tuyên truyền lưu động; tổ chức, nâng cao chất lượng hệ thống câu lạc bộ văn nghệ, để từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật, thông tin cần thiết của người dân dưới nhiều hình thức nghệ thuật, cổ động trực quan, tuyên truyền lưu động bằng sân khấu hóa.
Từ khi thực hiện đề án, chất lượng tiếp tục được nâng lên, không chỉ tạo thêm nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ, diễn viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn đáp ứng được nhu cầu khán giả, người dân. Ông Lê Hoàng Chung, Trưởng Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh, cho biết: “Khi triển khai thực hiện đề án, chúng tôi được đầu tư khá nhiều, từ những chương trình nghệ thuật năm đến việc trang bị âm thanh, ánh sáng. Nhất là đã triển khai xây dựng hậu cứ đoàn và Trung tâm Văn hóa tỉnh, dự kiến năm nay sẽ đưa vào sử dụng”. Đây là sự đầu tư lớn, mang đến cho những người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, phong trào có thêm động lực để cống hiến.
Trung tâm Văn hóa tỉnh cũng đã tinh gọn bộ máy, nâng cao hoạt động chuyên môn, trong đó điểm nhấn là nâng chất các câu lạc bộ: thanh nhạc, sân khấu, đờn ca tài tử… Các hoạt động tuyên truyền lưu động, từ trực quan cổ động đến hoạt động của đội tuyên truyền cũng được đổi mới, sáng tạo. Nhất là các kịch bản tuyên truyền lưu động đã sử dụng hòa quyện 3 phương thức: Trực quan, tuyên truyền tổng hợp và nghệ thuật tổng hợp, tiếp cận và ứng động công nghệ thông tin, kết hợp công tác tuyên truyền với hình thức trực quan bằng công nghệ led, phát huy hiệu quả.
Cùng với đó, Trung tâm Văn hóa tỉnh còn xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật tổng hợp tham dự các Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc, Festival Đờn ca tài tử Nam bộ, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ… Qua đó, đã đạt gần 20 huy chương vàng, bạc. Thành tích này đã khẳng định chất lượng, tạo động lực để đội ngũ những người làm nghệ thuật cũng như tuyên truyền có thêm sức mạnh, động lực và niềm tin bước tiếp. Ông Nguyễn Phúc Anh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi được tạo điều kiện và mỗi người đều cố gắng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Trung tâm Văn hóa tỉnh đã làm tốt vai trò hạt nhân, các nội dung tuyên truyền ngày càng đổi mới, phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người dân, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống”.
Tiếp tục đầu tư
Các đề án nâng chất được triển khai, đã giúp cho hai đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, củng cố và nâng chất phong trào văn nghệ quần chúng, gắn kết trong hệ thống trung tâm văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, tạo nên sức mạnh tổng hợp, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Qua 5 năm thực hiện đề án, một luồng gió đã làm cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật thêm nhiều màu sắc. Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh: “Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo hai đơn vị phát huy kết quả của đề án, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân”.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức. Đó là lực lượng diễn viên còn thiếu, lực lượng trẻ được đào tạo bài bản chưa nhiều, vì chính sách đãi ngộ chưa có nên khi xây dựng những chương trình nghệ thuật lớn không đủ lực lượng diễn viên, ca sĩ… Bên cạnh đó, phải kể đến việc chưa có nhiều mô hình hoạt động nghệ thuật mới để phát huy phong trào nghệ thuật quần chúng, nâng cao chất lượng từng chương trình, hội thi, hội diễn, hướng dần đến chuyên nghiệp…
Từ khó khăn đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị UBND tỉnh cần đầu tư xây dựng tổng thể trụ sở làm việc, khuôn viên, quảng trường và các phòng chức năng của Trung tâm Văn hóa tỉnh; đầu tư trang thiết bị chuyên dùng: xe sân khấu lưu động; có cơ chế chính sách cho phép Trung tâm Văn hóa thực hiện hoạt động theo hướng dịch vụ, phù hợp với xu thế hưởng thụ mới; đầu tư xây dựng hệ thống pano tuyên truyền; sớm thành lập Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trung tâm Văn hóa, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh, để củng cố tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của người dân.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động
- ·Con trai 12 tuổi không muốn sống cùng tôi
- ·Vinh danh 8 công trình có dấu ấn tiêu biểu
- ·Bộ GTVT, Văn phòng Quốc hội, TANDTC bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Váy áo hè tạo cảm giác thon gọn hơn
- ·TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tại hai điểm nhân dịp Quốc khánh
- ·Ấn phẩm Harvard Business Review lần đầu ra mắt tại Việt Nam
- ·Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Chủ tịch nước
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng và cung ứng thuốc
- ·Mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- ·Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm?
- ·Lớp học võ miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn
- ·5 loại nhiễm trùng dễ mắc từ máy giặt
- ·Huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhà ở cho công nhân
- ·Bộ KH&CN phê duyệt 7 nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan tới công nghiệp 4.0
- ·Hơn 8.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng vào Học viện Tài chính
- ·Có sự thay đổi trong mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2019
- ·Công điện ứng phó với bão MAN
- ·Giải mã tại sao con người có thể sống sót sau khi bị sét đánh
- ·Tin học Tài chính: Hướng tới tài chính điện tử hiện đại