会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vua phá lưới tây ban nha】Mở thị trường tiêu thụ cho mặt hàng quả vải và nhãn!

【vua phá lưới tây ban nha】Mở thị trường tiêu thụ cho mặt hàng quả vải và nhãn

时间:2024-12-23 15:45:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:127次
Khẩn trương chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho nông sản có tính mùa vụ Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội nghị,ởthịtrườngtiêuthụchomặthàngquảvảivànhãvua phá lưới tây ban nha Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: Hội nghị với chủ đề "Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn" được tổ chức trong bối cảnh nhiều địa phương ở khu vực miền Bắc đang bước vào vụ thu hoạch vải, nhãn chín rộ (tập trung cao điểm trong 2 tháng 6 và 7) là rất quan trọng.

Vải, nhãn là cây ăn quả chủ lực tại các tỉnh miền Bắc, với tổng diện tích khoảng 98,3 nghìn ha; chiếm 27% tổng diện tích cây ăn quả toàn miền. Trong đó, vải 58,8 nghìn ha, nhãn 39,5 nghìn ha, tập trung tại một số tỉnh khu vực trung du miền núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng. Quả vải và nhãn là hai loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam với hương vị thơm ngon khó nơi nào sánh bằng, là sản phẩm chủ lực của một số địa phương trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành sản xuất chế biến.

Mở thị trường tiêu thụ cho mặt hàng quả vải và nhãn
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Trồng vải, nhãn cũng là sinh kế lâu dài của nhiều bà con nông dân, mang lại nguồn thu quan trọng cho các địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La,... tạo nên thương hiệu, góp phần thu hút đầu tư, du lịch không chỉ cho địa phương mà còn cho sự phát triển chung của vùng.

Vải, nhãn còn là đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới. Sản phẩm vải tươi nước ta đã được xuất khẩu tới 30 thị trường khác nhau: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia trong ASEAN, Trung Ðông... và đang tiếp tục được mở rộng. Riêng trái nhãn, thị trường tiêu thụ vẫn ở trong nước là chủ yếu nhưng cũng đã bước đầu được xuất đi Nhật Bản và EU.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La đã triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao chất lượng, giá trị vùng trồng, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất, bảo đảm sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu. Nhờ vậy, sản lượng thu hoạch vải và nhãn được duy trì hoặc tăng đều qua các năm.

Theo thông tin dự báo của ngành Nông nghiệp, niên vụ 2023, vải thiều ước đạt 330.000 tấn, nhãn 110.000 tấn, trong đó kế hoạch xuất khẩu lên đến 55% như mặt hàng vải thiều của Bắc Giang.

"Công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu đến hiện tại đã cơ bản hoàn tất, hoạt động giao thương, vận chuyển, logistic với các thị trường nhập khẩu sau khi mở cửa trở lại về cơ bản đã thuận lợi", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhận định: Bên cạnh những mặt thuận lợi, nguồn cung dồi dào đang đặt ra áp lực lớn về tiêu thụ khi xuất khẩu ở nhiều thị trường giảm mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng hạn chế. Thị trường xuất khẩu luôn biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt đối với mặt hàng quả vải, nhãn tươi, sản lượng tập trung lớn, thời gian bảo quản và tiêu thụ ngắn.

Thị trường truyền thống và có nhu cầu lớn nhất là Trung Quốc ngày càng gia tăng yêu cầu về chất lượng, kiểm dịch, nhãn mác, đóng gói cũng như quy định liên quan về truy xuất nguồn gốc, bảo quản, vận chuyển, thanh toán…

Tại các thị trường khác, bên cạnh nhiều rào cản phi thương mại khắt khe, chúng ta còn phải đối mặt với thực tế là sức mua giảm sút do tình hình lạm phát cao, nỗ lực giảm giá thành sản phẩm của chúng ta chưa đáp ứng được xu hướng khả năng chi trả của người tiêu dùng giảm.

Mở thị trường tiêu thụ cho mặt hàng quả vải và nhãn
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023 thu hút sự tham gia của trên 300 đại biểu

Năm 2023, để chung tay, góp sức cùng các địa phương xúc tiến tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tạo nên một niên vụ vải, nhãn thành công cho bà con nông dân và doanh nghiệp, chúng ta thống nhất một số quan điểm định hướng.

Thứ nhất, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, đa dạng các kênh phân phối truyền thống và hiện đại trong đó có thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn là giải pháp hữu hiệu trước mắt cũng như lâu dài. Duy trì phát triển thị trường truyền thống là Trung Quốc không chỉ các vùng giáp biên giới mà tiếp cận các tỉnh/thành sâu trong nội địa còn nhiều dư địa để khai thác. Đồng thời nỗ lực tối đa để phát triển thị trường gần trong khối ASEAN, tận dụng lợi thế về chi phí và thời gian vận chuyển để có giá thành phù hợp, gia tăng thị phần.

Đối với các thị trường tiềm năng nhưng khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc… lại cần cách tiếp cận bài bản, phân khúc sản phẩm cao cấp, nhấn mạnh vào chất lượng, an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến và câu chuyện thương hiệu.

Thứ hai, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cần kịp thời và đi vào thực chất. Theo đó, tiếp tục làm tốt công tác cung cấp thông tin thị trường, chính sách thương mại, tiêu chuẩn, quy định đối với sản phẩm nhập khẩu, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và thông tin có tính dự báo về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm quả vải, nhãn Việt Nam.

Tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến xuất khẩu, có kế hoạch thực hiện gắn với chuỗi giá trị từ phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến phát triển thị trường. Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại ở khâu trực tiếp kết nối giao thương, phát triển thị trường, ưu tiên nguồn lực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở khâu phát triển sản phẩm, xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu sản phẩm, có chiến lược truyền thông phù hợp với từng đối tượng, thị trường mục tiêu cũng rất quan trọng và cần được chú trọng để nâng cao giá trị bền vững cho sản phẩm của địa phương.

Mở thị trường tiêu thụ cho mặt hàng quả vải và nhãn
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết: Trong dài hạn, để triển khai những giải pháp có tính căn cơ, bền vững, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương định hướng chính sách, có cơ chế khuyến khích hình thành và nhân rộng mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với nhu cầu của thị trường, sản xuất theo đúng quy hoạch, số lượng, chất lượng nông sản.

Đầu tư phát triển ngành công nghiệp bảo quản, chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, thu hút sự tham gia của các chủ thể tham gia chuỗi giá trị từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, để góp phần đưa quả vải, nhãn nói riêng và nông sản của nước ta đi được xa hơn và bền vững hơn.

Tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023 thu hút trên 300 đại biểu. Đây là Hội nghị định kỳ lần thứ 11 do Bộ Công Thương tổ chức liên tiếp hàng tháng từ tháng 7/2022 đến nay.

Hội nghị bao gồm 2 phiên chính: Phiên 1 dành cho đại diện các cơ quan địa phương gồm: Sở Công Thương Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La, Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin về vụ mùa thu hoạch, trao đổi về nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng quả vải và nhãn của các địa phương và doanh nghiệp trong năm 2023. Phiên 2 dành cho đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nam Ninh (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Áo thông tin về tình hình thị trường nước ngoài và các kế hoạch xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn của Việt Nam với các thị trường nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Nhiều địa phương đã chủ động và có kinh nghiệm trong xúc tiến tiêu thụ nông sản trong đó có quả vải và nhãn. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ cần nghiên cứu xem hỗ trợ cho các địa phương như thế nào thực chất, hiệu quả.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Kết nối cung
  • Giá vàng hôm nay 2/11: Trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ
  • Lương tăng nhỏ giọt, đuổi theo giá nhà phi mã: Người trẻ chật vật mua nhà Hà Nội
  • Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
  • Chia tay giấc mơ một gia đình hạnh phúc
  • 359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
  • Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?
  • Tây Ninh cải cách thủ tục thuế, đẩy mạnh số hóa, hỗ trợ doanh nghiệp
推荐内容
  • 1.300 người chờ một cây cầu treo
  • Giá vàng hôm nay 3/11: Kết tuần tăng kịch trần
  • Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
  • Giá cà phê hôm nay 2/11: Đồng loạt giảm
  • Mười mấy mối tình em đều dại dột trao thân
  • Giá cà phê hôm nay 1/11: Trong nước tăng trở lại, thế giới tiếp đà giảm