【du doan ibongda】Giá sữa vẫn là ẩn số!
Vì sao giá sữa có thể giảm?ásữavẫnlàẩnsốdu doan ibongda
Theo tính toán của ông Trần Bảo Minh, các thương hiệu nước ngoài hiện đang “thống lĩnh” thị trường sữa bột cho bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi… về cả giá trị, niềm tin của người tiêu dùng. Các bà mẹ vì không muốn rủi ro cho đứa con mới chào đời nên vẫn “cắn răng” trả giá sữa đắt đỏ, cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng chức năng của các doanh nghiệp nội địa.
Mô phỏng thị phần sữa bột của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Ảnh: N. M |
“Nếu kinh tế phát triển tốt, hộp sữa đó có thể chưa là gánh nặng cho mỗi gia đình, nhưng khi mọi thứ đều quá khó khăn, mà sữa – thứ thiết yếu cho con không thể bóp lại được, thì việc các hãng sữa nước ngoài cứ đường hoàng tăng giá quả thật là thiệt thòi lớn cho trẻ em. Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng cho rằng giá càng cao thì sữa càng tốt, nên họ vẫn có nhiều đợt tăng giá, ấy là chưa kể chi phí cho phân phối, quảng cáo, lưu thông đến điểm bán ngày càng cao, tạo ưu thế trưng bày la liệt trên các điểm bán, tăng mười mấy phần trăm, người tiêu dùng phải oằn lưng gánh trọn”, ông Minh cho biết.
“Thầy phù thủy” Trần Bảo Minh – một người có tiếng và ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường sữa Việt Nam cho rằng giá sữa có thể giảm tiếp 30%. |
Cũng theo ông Minh, trong tình hình kinh tế quá khó khăn này, khi thấy có sự tăng giá vô lý như vậy, tại sao bộ Tài chính, Viện Dinh dưỡng không làm việc trực tiếp với những nhà sản xuất sữa bột nước ngoài, để đưa sữa bột chất lượng cao về Việt Nam với mức lợi nhuận thấp nhất, nhằm giúp cho hàng triệu bà mẹ? "Tôi nghĩ làm được vậy có thể cắt giảm 20 – 30% so với giá hiện nay cho sữa có cùng nguồn gốc", ông Minh cho hay.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước hoàn toàn có thể cùng các chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra trực tiếp từ đầu nguồn về công thức và chất lượng. Như vậy bảo đảm doanh nghiệp không thể “bốc phét”, cộng quá nhiều lợi nhuận vào giá thành. Nếu họ không tự giác giảm lợi nhuận, mình phải có cách buộc họ đưa giá về với giá thật. Với một thị trường sữa bột trị giá mấy chục ngàn tỷ đồng, 90% bà mẹ Việt Nam không giàu, nếu tiết kiệm được vài ngàn tỷ cũng là tiết kiệm cho nguồn lực quốc gia. Chúng ta cứ bị mất trước mất sau, đã nghèo còn phải làm giàu cho tư bản nước ngoài…
Phát ngôn như vậy của chuyên gia ngành sữa Trần Bảo Minh rất “được lòng” người tiêu dùng sản phẩm sữa bột và điều đó được đánh giá là không phải không có cơ sở. Đặc biệt gần đây, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã khánh thành và đưa vào hoạt động siêu nhà máy sữa bột trẻ em và các sản phẩm hiện đại bậc nhất khu vực châu Á với các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới từ các nước tiên tiến như Thụy Điển, Đức, Ý, Áo, Thụy Sĩ, Mỹ và Nhật Bản.
Bản thân bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk trong lễ khánh thành siêu nhà máy sữa bột trẻ em tại Bình Dương cũng nhận định, việc đưa vào hoạt động nhà máy Dielac có thể làm bình ổn thị trường giá sữa, cân bằng về lực lượng. Vì lúc đó sẽ không có doanh nghiệp nào có khả năng nắm được thế khuấy động được thị trường. Khi đáp ứng được sản lượng sẽ góp phần vào việc bình ổn giá.
"Khi nhà máy Dielac ở Bình Dương đi vào hoạt động ổn định, sản lượng sữa bột cung ứng ra thị trường sẽ bớt căng thẳng và giá sữa bột chắc chắc sẽ bình ổn hơn, vì mấu chốt ở đây vẫn là vấn đề cung - cầu", bà Liên nói.
Hiện nay giá sữa của Vinamilk chỉ bằng 40 hoặc 50% so với giá ngoại. Nhưng tính về sản lượng, Vinamilk hiện đang đứng thứ nhất, nhưng về giá trị, giá tiền thì Vinamilk đang đứng thứ 3, vì sản lượng lớn nhưng giá thấp.
Nguyên nhân sữa có thể tăng giá
Một lý do đơn giản có thể đẩy giá sữa tăng, theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International có nguyên nhân từ chi phí sản xuất tăng cao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm quan siêu nhà máy sữa trẻ em tại Bình Dương do Vinamilk đầu tư. Việc đưa vào hoạt động siêu nhà máy sữa bột trẻ em, kỳ vọng góp phần giảm nhiệt giá sữa trên thị trường. Ảnh: N. M |
Euromonitor International cho rằng, năm 2012, mặc dù nền kinh tế tiếp tục đi xuống, ngành sản xuất sữa uống vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Khách hàng chính là người dân sống trong các thành phố lớn với mức thu nhập cao và có kiến thức về lợi ích của việc thường xuyên uống sữa. Các sản phẩm sữa bột trong năm qua cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc với 23%.
Thị trường sữa Việt Nam hiện cũng bị “thao túng” giá bởi các sản phẩm nhập ngoại. Các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam quy mô không đồng đều. Đa phần là các doanh nghiệp nhỏ. Nhất là về sản phẩm sữa bột, ngoài Vinamilk, các doanh nghiệp khác còn rất yếu, khó có thể đối trọng được với các sản phẩm ngoại. Các doanh nghiệp nước ngoài như Mead Johnson Nutrition và Fonterra Brands lại chiếm ưu thế trên thị trường sữa bột Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm sữa tiềm năng do lượng sữa tiêu thụ theo đầu người của nước ta vẫn còn ở mức khá thấp so với các quốc gia Châu Á khác. Với dân số trẻ, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa của Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc ý thức về lợi ích của sữa đối với sức khỏe con người của tầng lớp trung niên, người cao tuổi ngày càng được nâng cao sẽ là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, kích cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất và tăng doanh thu. Dự báo của Euromonitor International thấy, giá cả của các sản phẩm sữa sẽ dần được nâng lên trong thời gian tới, một phần nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng cao. Mặc dù Chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây rất nỗ lực nhằm bình ổn giá sữa, nguồn cung sữa của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu.
Các cửa hàng tạp hóa được dự báo sẽ vẫn là kênh phân phối sữa chính nhờ có các vị trí thuận lợi, tuy nhiên, các kênh hiện đại như siêu thị sẽ ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc phân phối.
Ngoài ra, Euromonitor International cũng cho rằng, các nhà sản xuất sữa sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường các chiến dịch quảng cáo nhằm giành niềm tin của người tiêu dùng và củng cố thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc củng cố mạng lưới phân phối sản phẩm để có thể đến với các khách hàng tiềm năng khu vực nông thôn.
Nguyễn Nam
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Đức là quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam
- ·Sản lượng cà phê Việt Nam giảm mạnh, giá xuất khẩu vọt lên hơn 5.000 USD/tấn
- ·Thụy Sỹ hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính Việt Nam trong quản lý tài chính công
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc cải cách hành chính hướng tới khách hàng
- ·Trung Quốc mở chiến dịch làm sạch nội dung phát trên video trực tuyến
- ·Thống nhất triển khai ứng dụng phòng, chống dịch Covid
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·“Bỏng tay” với giá tiêu
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·TPHCM 5 người tử vong do sốt xuất huyết
- ·313 doanh nghiệp tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu xăng dầu
- ·Bé gái 4 tháng tuổi bị bỏ rơi trong đêm trước cổng nhà dân
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 79 phát hành ngày 2/7/2019
- ·Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga?
- ·Cơ hội cho doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới mở rộng thị trường
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Việt Nam là vùng đất lý tưởng để triển khai 5G