【tin tức bóng đá ngoại hạng anh】Nhóm tội phạm giả danh công an lừa đảo, dùng chiêu rút ‘tiền bẩn’
Ngày 9/5,ómtộiphạmgiảdanhcônganlừađảodùngchiêurúttiềnbẩtin tức bóng đá ngoại hạng anh TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Văn Trình (SN 1975), Nguyễn Đình Quang (SN 1994) và Đào Viết Điệp (SN 1990) đều ở Thái Thụy, Thái Bình ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Thời điểm tháng 10/2022, bà Phạm Thị H. (SN 1945, ở Hải Dương) bị kẻ lạ gọi điện giả danh cán bộ công an, thông báo số tiền tiết kiệm của bà có liên quan đến vụ rửa tiền. Kẻ lạ yêu cầu bà H. chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để chứng minh không liên quan đến vụ án.
Do lo sợ, bà H. đã chuyển hơn 598 triệu đồng cho người lạ và bị lừa mất. Cơ quan công an làm rõ kẻ lừa đảo là bị cáo Trình và Quang. Với hành vi này, Quang và Trình đã bị TAND tỉnh Hải Dương tuyên phạt lần lượt mức án 13 và 14 năm tù.
Quá trình điều tra vụ án, xác định bị cáo còn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Hà Nội nên Công an tỉnh Hải Dương đã chuyển tài liệu cho Công an Hà Nội điều tra theo thẩm quyền.
Kết quả điều tra cho thấy, cuối năm 2020, trên địa bàn TP Hà Nội, một số người nhận được cuộc gọi lừa đảo với chiêu thức tương tự như vụ bà H. bị lừa. Những kẻ lừa đảo gọi điện thoại giả danh cán bộ công an, thông báo tài khoản của người bị hại liên quan đến tổ chức phạm tội.
Các đối tượng yêu cầu người bị hại chứng minh việc không liên quan đến tội phạm bằng việc chuyển tiền có trong tài khoản đến tài khoản mà các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt tiền của người cả tin.
Do nhẹ dạ, những người bị hại là 3 cụ bà hơn 80 tuổi đã chuyển từ 60-365 triệu đồng đến tài khoản mà nhóm của Trình chỉ định. CQĐT xác định, nhóm của Trình đã gây ra 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 700 triệu đồng của 3 người già.
Sau khi nhận được tiền từ những người bị lừa, nhóm bị cáo chuyển tiền đến nhiều tài khoản khác mà mình đang quản lý để chia nhỏ dòng tiền, tránh việc bị phát hiện, phong tỏa tài khoản, rồi rút tiền mặt tại cây ATM, giữ lại phần tiền theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận.
Theo đó, Trình được hưởng lợi 145 triệu đồng. Quang được Trình chia cho hơn 36 triệu đồng.
Thủ đoạn rút “tiền bẩn”
Cáo buộc cũng cho rằng, khoảng tháng 9/2020, Trình nhận được cuộc gọi của Nguyễn Thị Hằng (SN 1975, ở Quảng Ninh, hiện đang bị truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”).
Hằng bảo Trình đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn” do các đối tượng phạm tội mà có, sau đó rút tiền mặt, chuyển vào các tài khoản khác theo yêu cầu sẽ được hưởng 20%/số tiền chuyển vào tài khoản.
Trình được một đối tượng tên Tuấn Anh (không rõ nhân thân, lai lịch) liên hệ, hướng dẫn đi mua Chứng minh nhân dân (CMND) loại 9 số, làm giả bằng cách bóc ghép thay ảnh, sau đó dùng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn”. Việc này nhằm mục đích tránh bị cơ quan công an điều tra, phát hiện.
Khi có tiền chuyển vào tài khoản, Tuấn Anh thông báo cho Trình, bảo Trình chuyển tiền đến tài khoản khác để tránh bị cơ quan chức năng phong tỏa. Khi rút tiền tại các cây ATM, phải đội mũ và đeo khẩu trang nhằm che giấu đặc điểm nhận dạng.
Để mở tài khoản nhận tiền, chiếm đoạt của khách hàng, Trình cùng Quang và Điệp tìm mua CMND loại 9 số, chụp ảnh chân dung để Trình thay ảnh vào CMND.
Do cần ảnh trên CMND giả có đóng dấu chìm, Trình thống nhất với Quang và Điệp việc bóc ảnh thật trên CMND 9 số của Quang và Điệp để dán vào CMND mua được. Rồi Trình giao các CMND giả trên cho Quang và Điệp đi mở tài khoản ngân hàng.
Sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, Trình gửi các số tài khoản trên cho Tuấn Anh để trao đổi, phối hợp chuyển, nhận số tiền đã chiếm đoạt được. Việc ăn chia đối với số tiền được Tuấn Anh cắt lại, Trình thỏa thuận cho Quang 25% số tiền được hưởng, cho Điệp từ 1-2 triệu đồng/mỗi lần rút tiền thành công…
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trình mức án 16 năm tù. Hai bị cáo Quang và Điệp lần lượt nhận mức án 14 năm 6 tháng và 2 năm tù.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến vành đai và đường mới
- ·Nhà ở xanh nhưng giá phải rẻ: Bài toán khó lại thêm biến số
- ·Đất nền Đà Nẵng đang có xu hướng giảm nhẹ từ 7
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Bà Hoàng Thị Hồng Phúc: 61 tuổi đã sống neo đơn
- ·Xu hướng phát triển trung tâm thương mại thông minh
- ·Xung quanh vụ “Cha tố cáo bị con hành hung”: Đâu là sự thật?
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·HoREA khiến nghị doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Bất động sản TP.HCM: Vắng bóng dự án nhà giá rẻ
- ·Xây dựng đô thị thông minh không thể quên chuyện xử lý rác
- ·Xã Long Nguyên, Bến Cát: Hàng chục hộ dân lao đao vì “bể hụi”!
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Hà Nội đề xuất tăng 30% giá đất giai đoạn 2020
- ·Sao lại “nhếch nhác” thế này?
- ·Một nhà hảo tâm hỗ trợ toàn bộ chi phí mổ tim cho chị Nguyễn Thị Huệ
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·TP.HCM đưa thêm 130 dự án bất động sản vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016