【tỉ số melbourne victory】Đề xuất thí điểm một số cơ chế đặc thù đầu tư dự án giao thông
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình. |
Chiều 27/10,Đềxuấtthíđiểmmộtsốcơchếđặcthùđầutưdựángiaothôtỉ số melbourne victory thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tưxây dựng công trình giao thông đường bộ (Dự thảo).
Dự thảo Nghị quyết gồm 10 điều với nội dung chính gồm 5 nhóm chính sách, trong mỗi chính sách sẽ có danh mục thí điểm kèm theo, Bộ trưởng cho biết.
Chính sách 1 là đối với các dự ángiao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Chính phủ lý giải, theo quy định hiện hành, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một số dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư lớn, trong khi nhu cầu vận tải chưa cao, nên cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP.
Ngoài ra, có một số dự án đi qua khu vực đồng bằng có nhu cầu giải phóng mặt bằng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư dự án. Nếu áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định sẽ khó bảo đảm hiệu quả tài chínhvà không thể hấp dẫn các nhà đầu tư để triển khai theo phương thức PPP. Chính sách đề xuất nhằm tạo động lực hơn nữa trong việc thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân, bảo đảm hiệu quả tài chính dự án, hấp dẫn các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng.
Chính phủ đề xuất quy định cho phép tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước không quá 70%, tương tự như Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 98/2023/QH15 đối với TP.HCM. Chính sách này áp dụng cho 1 dự án thuộc địa phận tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.
Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương, đề xuất là Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.
Chính sách này áp dụng cho 7 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Phước.
Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.
Chính sách này áp dụng cho 10 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Tháp.
Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nội dung đề xuất là nhà đầu tư, nhà thầuthi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.
Nhà đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chính sách này áp dụng cho 16 dự án thuộc địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hậu Giang.
Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, gồm 4 nội dung.
Một, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 căn cứ các nguồn vốn: dự kiến từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022; dự kiến vốn ngân sách nhà nước trong năm 2024-2025 khi có điều kiện hoặc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, áp dụng cho 6 dự án của Bộ Giao thông - Vận tải, Ninh Bình, Thái Bình, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Cần Thơ .
Hai, cho phép các dự án do địa phương quản lý đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư tương ứng với số vốn ngân sách trung ương bố trí tăng thêm cho dự án từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, áp dụng cho 7 dự án của tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang (Danh mục tại Phụ lục số 06 kèm theo).
Ba, cho phép giao kế hoạch từ nguồn tăng ngân sách trung ương năm 2022 cho các dự án khi các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và nguồn vốn này được thực hiện và giải ngân trong 3 năm từ 2023-2025, áp dụng cho 30 dự án của Bộ Giao thông - Vận tải, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ.
Bốn, bố trí vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng (bao gồm phần chậm trả) các dự án giao thông đường bộ thuộc nhiệm vụ của ngân sách trung ương phát sinh sau khi dự án đã quyết toán, áp dụng cho 1 nhiệm vụ chi của tỉnh Nghệ An.
Đối với nhóm các chính sách 1, 2, 3, 4, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng trong thời gian đến hết năm 2025; đối với chính sách 5 trình Quốc hội cho áp dụng 1 lần. Các dự án sau khi được áp dụng cơ chế đặc thù được thực hiện đến khi hoàn thành dự án.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh
- ·Cầu thủ Indonesia gây hấn, cảnh sát hộ tống trọng tài rời sân
- ·Nguyễn Xuân Son không ghi bàn, tuyển Việt Nam thắng CLB Nam Định
- ·Nhận định bóng đá Aston Villa vs Man Utd: Dấu chấm hết cho Ten Hag?
- ·Sản xuất thịt viên nhân tạo hàng loạt có hàm lượng dinh dưỡng cao
- ·Thể Công Viettel thắng sát nút, đẩy CLB Hải Phòng 'rơi tự do'
- ·U11 SLNA bị tước chức vô địch: VFF chứng minh gian lận tuổi, giữ nguyên án phạt
- ·Xem siêu phẩm sút xa của Khuất Văn Khang vào lưới Hải Phòng
- ·Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo thị thực E7
- ·Cao thủ Thái Cực thảm bại khi tái đấu ở võ đường của Từ Hiểu Đông
- ·Nghĩ lớn để tiến xa, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam
- ·10 cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp Rafael Nadal
- ·Cầu thủ Indonesia gây hấn, cảnh sát hộ tống trọng tài rời sân
- ·HLV Ancelotti: Real Madrid thua toàn diện
- ·Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít, dầu giữ nguyên
- ·HLV Kim Sang
- ·Kỷ luật cảnh cáo giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao Khánh Hòa
- ·Lý Tiểu Long thất bại khi đọ sức với ‘Vua võ thuật’ của điện ảnh Hong Kong?
- ·Bản tin Cảnh báo: Cẩn trọng đông trùng hạ thảo kém chất lượng tràn ngập mạng xã hội
- ·Nhà vô địch thế giới nóng lòng đấu Dương Quốc Hoàng