会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua/bong da】Chông chênh đường thoát nghèo!

【ket qua/bong da】Chông chênh đường thoát nghèo

时间:2024-12-23 21:48:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:161次

Báo Cà Mau(CMO) Chiếc phà nhỏ vượt qua ngã 3 sông Đầm Chim, nhiều người vẫn thường hay gọi là phà Cái Bẹ. Đây là phương tiện để người dân quanh vùng có thể di chuyển qua lại từ xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn và các nơi lân cận. Từ lâu những chiếc cầu luôn là niềm mong ước của người dân Tam Giang Đông để không còn phải chịu cảnh luỵ phà.

Chủ tịch UBND xã Tam Giang Đông Huỳnh Văn Sáu tâm tình: “Từ trung tâm huyện Năm Căn đến đây chỉ cách hơn 40 km nhưng phải qua 4 chuyến phà. Còn người dân muốn đi TP Cà Mau gần hơn thì đi nhờ tuyến đường từ xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi cũng phải qua 1 chuyến. Vì phải luỵ phà qua sông nên nhiều người thường hay gọi Tam Giang Đông là xã đảo”.

Cũng vì cái nghèo

Mặt trời vừa đứng bóng, xóm Bỏ Hủ giờ này thường xuyên vắng vẻ, bởi thường chỉ có phụ nữ và trẻ con ở nhà. Chúng tôi đi bộ theo con lộ dài hơn 1,5 km, con đường duy nhất của xóm được xây hơn 3 năm nay. Thấy có người lạ ghé nên nhà nào cũng xôn xao chạy ra nhìn. Ghé lại một ngôi nhà trong khu tái định cư Bắc Bồ Đề, mọi câu chuyện dường như được bắt đầu từ việc chỉ có duy nhất 1 chiếc xe máy chạy trên con lộ này.

Ấp Bỏ Hủ cách trung tâm xã khoảng 8 km, nhưng muốn đến được đây thì phải gọi đò. Đó là lý do người dân quanh vùng hay gọi Bỏ Hủ là ốc đảo. Khó khăn về đường sá đã đành, người dân nơi đây còn gặp nhiều vất vả trong cuộc mưu sinh. Ít đất sản xuất, phương tiện đánh bắt thô sơ là những gì Bỏ Hủ có được. 140 hộ dân sinh sống, trong đó có 20 hộ nghèo và 16 hộ cận nghèo.

Mấy chục năm sinh sống và 7 năm làm Trưởng ấp Bỏ Hủ, ông Lê Văn Hoà vẫn trăn trở về những khó khăn của bà con nơi đây. Ông Hoà bộc bạch: “Điều kiện địa lý nhìn trước mắt thì thuận tiện vì có rừng và biển. Tuy nhiên, nó lại làm Bỏ Hủ cách biệt với các vùng lân cận. Lộ làng mà cầu không có thì cũng vậy thôi. Đi đâu cũng phải đi đò. Đó là vấn đề lớn làm cho người dân nơi đây khó mà phát triển”.

Vì đường sá cách trở mà giáo dục ở vùng này dần bị kéo xuống. Xóm Bỏ Hủ có một câu chuyện khá đau lòng. Đó là việc học tập của các em xóm này. Đứa nào đi học được lên lớp là chuyện “tự hào”, còn ở lại lớp là chuyện bình thường. 

Điểm lẻ trường tiểu học tại ấp Bỏ Hủ bị xoá cách đây 5 năm cũng là lúc trẻ em nơi đây không được học mẫu giáo và đường đến trường dần xa hơn. Vì hoàn cảnh khó khăn mà con chữ đến với các em càng nhọc nhằn hơn.

Vì cuộc sống khó khăn mà chuyện học hành của các em nhỏ càng nhọc nhằn hơn.

Nước da đen sạm vì nắng, gương mặt người phụ nữ tuổi 30 đã có nhiều vết chân chim vì vất vả mưu sinh. Chị Nguyễn Thị Kiều, ấp Bỏ Hủ, tâm sự: “Lo cái ăn, cái mặc còn không xong, lấy đâu lo đến chuyện học hành. Yêu cầu tụi nó biết chữ là được rồi. Nghĩ coi sông lớn, sóng to, muốn đi học phải qua đò. Đưa đón hết lớp 1 thôi, qua lớp 2 thì tụi nó tự đi, chứ theo hoài rồi ai lo chuyện nhà cửa. Xóm này đứa nào hết lớp 5 là mừng rồi, còn nhà cố gắng lắm thì hết lớp 8, lớp 9 cũng nghỉ thôi”.

Hơn 50 hộ sinh sống ở khu tái định cư Bắc Bồ Đề, mỗi nóc nhà là một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng ai nấy đều nghèo và cuộc sống dựa hết vào biển cả. Đàn ông nơi đây chủ yếu đánh bắt gần bờ, còn phụ nữ, trẻ con thì đan lưới hoặc vào rừng bắt ốc len, ba khía. Thu nhập bấp bênh nên điều kiện sống cũng không thể nào phát triển.

Ông Lê Văn Hoà chia sẻ: “Sinh sống ở vùng này nhiều năm nên tôi hiểu và chia sẻ với bà con nơi đây. Khó khăn về điều kiện phát triển nên đời sống vất vả. Thu nhập bấp bênh từ đánh bắt, làm thuê mướn làm sao khấm khá nổi. Còn thêm tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp càng ảnh hưởng hơn đến sản xuất”.

Những mong chờ

Nghèo kéo theo bỏ học là chuyện không hề mới mẻ của những vùng quê còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện sống vất vả thì đương nhiên cái chữ bị bỏ quên vì những cuộc mưu sinh kéo dài. Trẻ em nơi đây hiểu rằng, cha mẹ nghèo nên không dám đòi hỏi gì nhiều hơn.

Được đánh giá là đứa lanh lẹ nhất đám, 11 tuổi nhưng Tô Chí Thiện chỉ mới học lớp 3. Thiện giải thích: “Tại con học tới 2 năm lớp 1. Lúc đó, cha mẹ con lo đi làm nên không ai dạy con học. Mà ở đây đứa nào cũng ở lại lớp giống con. Cha con nói, cho con đi học hết lớp 5 là nghỉ để đi biển rồi”.

Thiện vừa kể dứt lời thì đứa bạn chung xóm Nguyễn Văn Thống, 9 tuổi, nhanh nhảu kể tiếp: “Nó kiếm tiền nhiều lắm cô. Nó có bỏ ống heo nữa mà bị cha nó đập rồi, hình như được 700 ngàn. Cha nó lấy tiền đổ dầu chạy ra biển đánh lưới”.

Nghe Thiện kể, mấy đứa trẻ ở đây đứa nào lớn một chút là đều biết lên rừng bắt ốc len, bắt ba khía phụ giúp gia đình. Chắc có lẽ vì những cuộc mưu sinh như thế mà đứa trẻ nào ở đây cũng lớn hơn cái tuổi.
Mùa hè của trẻ con xóm Thiện ở là những ngày cùng cha mẹ vào rừng bắt ốc, ba khía, hoặc ra bãi phù sa phía sau nhà lượm củi. Khi được hỏi về những món đồ chơi trên tay, đứa nào cũng chỉ tay về phía sau nhà: “Ở bãi ngoài kia đó, nó tấp vô bờ nhiều đồ chơi lắm”. Thống chia sẻ: “Cha con đi đánh lưới có khi cũng được từ 200-300 ngàn đồng, mẹ con thì đan lưới. 3 anh em con thường xuyên ở nhà với bà nội, xế chiều tụi con ra bãi phía sau nhà chơi”.

Cuộc sống vất vả nên trẻ em nơi đây thường rắn rỏi, mạnh dạn, bởi tuổi thơ của chúng trôi qua bằng những tháng ngày cùng cha mẹ mưu sinh. Ngày hè thú vị nhất vẫn là cùng bạn chung xóm chơi đồ hàng lượm được từ bãi phù sa ngoài kia. 

Bà Trịnh Thị Tiến, bà nội của Thống, đã 78 tuổi và các con của bà sinh sống ở khu tái định cư này. Hàng ngày, công việc chính của bà là trông chừng bầy cháu để các con an tâm đi kiếm kế sinh nhai. Bà Tiến tâm tình: “Quê tôi ở huyện Giá Rai, Bạc Liêu, cũng vì kiếm miếng cơm mà trôi dạt tới xứ này sinh sống. Tôi có 8 đứa con nhưng gia cảnh đứa nào cũng khó khăn. Tôi già rồi thì ở nhà trông mấy đứa nhỏ, lớn tuổi phụ được gì thì phụ để tụi nó an tâm kiếm sống. Chỉ mong sao đứa nào cũng khoẻ để tụi nó lo cho gia đình”.

Ông Lê Văn Hoà bộc bạch: “Điều kiện vậy cũng đành chịu, bà con nơi đây chỉ mong sao có được chiếc cầu bắc qua sông để đường đến trường của các em được thuận tiện. Có chiếc cầu nối liền đôi bờ, bà con nơi đây mới có điều kiện phát triển, giảm chi phí học hành, vận chuyển. Chứ mỗi lượt qua sông 10 ngàn đồng, đối với người dân nghèo thì chuyện mỗi lượt qua sông cũng làm họ thêm chật vật”.
Những ước vọng về một ngày mai tươi sáng cho sinh kế, giáo dục tưởng chừng như đơn giản nhưng khó thành hiện thực một khi Bỏ Hủ vẫn còn nằm chơ vơ bên bờ kia, tách biệt với các nơi lân cận./.

Xã Tam Giang Đông có 6 ấp với 1.200 hộ dân sinh sống, trong đó có 118 hộ nghèo và 35 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng. Đời sống bà con nơi đây chủ yếu là nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Hiện tại, xã còn 2 ấp gặp nhiều khó khăn là ấp Bỏ Hủ và Mai Hoa.

"Khó khăn lớn nhất vẫn là đường sá, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, đất sản xuất của bà con nơi đây. Toàn xã có 16 km đường bờ biển, mỗi năm ghi nhận sạt lở lấn vào đất liền từ 20-30 m. Xã đang đề xuất cấp trên tiến hành hoàn thiện lộ bê tông liên các ấp và đề xuất làm đê chống sạt lở trong thời gian tới", ông Huỳnh Văn Sáu thông tin thêm.

Hằng My

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tuyến metro số 2 TP.HCM: Đội vốn 800 triệu USD, xin giãn tiến độ hoàn thành
  • Phơi nhiễm virus có chủ đích ở người: Con đường giải mã bí ẩn về SARS
  • Thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh
  • Cầu nối giữa nghệ thuật, văn hóa và du lịch
  • Hồ Ngọc Hà đoạt giải 'Nghệ sĩ truyền cảm hứng'
  • Dấu ấn của nghệ sĩ, chiến sĩ Điện ảnh QĐND tại Giải thưởng Cánh diều 2024
  • Lan tỏa tình yêu đất nước qua nền tảng số
  • Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước là bí mật
推荐内容
  • Chủ động phát hiện, ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan
  • WFP cảnh báo nạn đói đang rình rập
  • Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền
  • Nơi hội tụ những tác phẩm xuất sắc
  • Chịu tác động của dịch Covid
  • El Nino đe dọa an ninh lương thực