【sjk vs】Cơ hội mới, giá trị mới cho vùng đất “Chín Rồng”
Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tưvùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030 diễn ra ngày 21/6 đã xác định những “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới" cho vùng đất “Chín Rồng”. Nhân sự kiện này,ơhộimớigiátrịmớichovùngđấtChínRồsjk vs Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ với báo giới về ý nghĩa và tầm nhìn của quy hoạch để đưa vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Thưa Bộ trưởng, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng?
Trước hết, phải khẳng định, vùng ĐBSCL có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của nước ta. Mặc dù khu vực này đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, nhưng luôn đối diện với rất nhiều thách thức. Chính phủ và Thủ tướng qua các nhiệm kỳ đều hết sức quan tâm đến ĐBSCL.
Phát triển bền vững vùng ĐBSCL vừa là trách nhiệm, vừa là nguồn cảm hứng. Khi nói đến ĐBSCL, không chỉ tôi, mà nhiều vị lãnh đạo khác bao giờ cũng có một nguồn cảm hứng, một nỗi đau đáu và trăn trở làm sao để vùng phát triển phồn vinh hơn, phát triển nhanh hơn, người dân được hạnh phúc hơn, cuộc sống của họ không bị bấp bênh và đối mặt với quá nhiều thách thức như hiện nay.
Quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL đã được xác định tại Nghị quyết 13/NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là chủ trương rất lớn của Bộ Chính trị với nhiều quan điểm mới, mang tính đột phá để phát triển nhanh và bền vững cho ĐBSCL.
Thứ hai, Quy hoạch vùng ĐBSCL được xây dựng phù hợp với quan điểm phát triển “thuận thiên”, “chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong đó, chủ động kiến tạo phát triển thông qua giải quyết bài toán tổng thể về phát triển vùng, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, xác định các vấn đề trọng tâm và ưu tiên chiến lược phát triển vùng trong thời gian tới. Theo tôi, đây cũng là cơ sở cho việc điều phối liên kết phát triển vùng và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đặc biệt là nguồn lực về đất đai và vốn đầu tư, xây dựng danh mục dự ánưu tiên ở cấp vùng.
Thứ ba, từ quy hoạch này, các bộ, ngành Trung ương và địa phương sẽ nhận diện đâu là những cơ hội và thách thức mới, từ đó cơ cấu lại các ngành kinh tế để có bước phát triển mới.
Không những vậy, Quy hoạch vùng ĐBSCL còn là căn cứ để lập các quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan.
Một kỳ vọng nữa là với những định hướng, tầm nhìn dài hạn trong Quy hoạch vùng ĐBSCL, các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy cơ hội của mình để từ đó tạo ra một làn sóng đầu tư và phát triển mới tại vùng.
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng phù hợp với quan điểm phát triển “thuận thiên”, “chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” |
Để ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ đã chuẩn bị những nguồn lực và chính sách như thế nào?
Ngoài nguồn vốn ngân sách trong nước đã tăng khoảng 42% so với nhiệm kỳ 2016-2020, thì nguồn lực phát triển vùng ĐBSCL còn bổ sung nguồn vốn vay ODA nước ngoài khoảng 2 tỷ USD.
Để giải quyết căn cơ vấn đề hạ tầng cho ĐBSCL, nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh, thì phải tăng thêm đầu tư cho vùng. Chính phủ đã thông qua chủ trương tăng thêm khoảng 2 tỷ USD ngoài định mức phân bổ đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2525. Đây là chủ trương quyết sách rất lớn của Chính phủ, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với ĐBSCL mà chưa từng có tiền lệ.
Các dự án ODA có thủ tục phức tạp hơn, thời gian chuẩn bị do đó kéo dài hơn các dự án trong nước theo Luật Đầu tư công, do không chỉ phụ thuộc các cơ quan trong nước, mà cả các nhà tài trợ nước ngoài. Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các nhà tài trợ gồm 6 ngân hàngphát triển (WB, ADB, AFD, KfW, JICA, KEXIM) vận động hơn 2 tỷ USD cho 20 dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, làm việc với 13 tỉnh trong suốt 2 năm nay để nghiên cứu, thực hiện triển khai thủ tục.
Chúng tôi đã đồng hành cùng địa phương, các nhà tài trợ để thúc đẩy thực hiện thủ tục một cách nhanh hơn. Đấy là giải pháp giúp việc triển khai, đẩy nhanh giải ngân vốn này cho ĐBSCL.
Đối với địa phương, có 2 vấn đề cần tập trung: ngân sách địa phương phải tập trung theo hướng trọng tâm, trọng điểm đối với những dự án có hiệu quả cao, có sức lan toả lớn để tập trung đầu tư; chuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, năng lượng, hạ tầng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính để thu hút các nguồn lực đầu tư từ xã hội, các dự án đầu tư.
Khi chúng ta đã có bản quy hoạch tốt, bố trí các nguồn lực đầu tư, dành các ưu tiên cho vùng ĐBSCL cùng các chính sách đi kèm để nâng cao năng lực cạnh tranh, kết cấu hạ tầng, thì sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Chắc chắn tới đây, diện mạo vùng ĐBSCL sẽ có bước thay đổi hết sức nhanh chóng.
Vậy các nhà đầu tư quan tâm đến vùng ĐBSCL sẽ được tạo cơ hội như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Quy hoạch vùng ĐBSCL xác định nhu cầu đầu tư cho ĐBSCL là rất lớn và cơ hội đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư trong các lĩnh vực tại ĐBSCL cũng rất lớn.
Trước hết là đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội qua cơ chế PPP để thu hút các nguồn lực từ nhà đầu tư trong, ngoài nước.
Thứ hai là đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực sau khi cơ cấu lại các ngành kinh tế, tạo thuận lợi phát triển các ngành như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, logistics, du lịch sinh thái, bất động sản…
Đó là những ngành sẽ tập trung trong thời gian tới của vùng ĐBSCL và cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thứ trưởng Bộ Công Thương
- ·Vợ đòi ly hôn vì trong cơn say tôi lỡ nhắc tên người yêu cũ
- ·Lời khuyên của Warren Buffett trong việc lựa chọn vợ, chồng
- ·Logo của website Thời tiết 4M mang thông điệp trường tồn
- ·Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững
- ·2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số
- ·Ao muối sản sinh ra thần dược ở Peru
- ·Con bị lạc nơi công cộng thì cha mẹ cần biết kỹ năng gì để cứu?
- ·Nâng cao năng lực khoa học công nghệ nội sinh quốc gia để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- ·Người kết nối tập 55: Xuất ngoại từ đôi bàn tay trắng làm nên sự nghiệp
- ·Liên tiếp các ca bị biến chứng, tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ 'dởm' tại TP.HCM
- ·Bố tỷ phú Elon Musk: 'Amber Heard phù hợp hoàn hảo với con trai tôi'
- ·Nhanh chóng xanh hóa ngành logistics để không bị “đào thải”
- ·WinCommerce hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương bình ổn giá
- ·Việt Nam đang nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU
- ·Nhà thơ Phong Việt: “Không ai thương mình thì mình tự thương mình…”
- ·Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD
- ·10 tỷ phú có tài sản lớn ở Dubai
- ·Nhiều doanh nghiệp được vinh danh top thương hiệu, sản phẩm
- ·TPBank, Eximbank, SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào diện thanh tra về kinh doanh vàng