【monterrey – santos laguna】Nguy hiểm nghề bẫy rắn
Dễ kiếm tiền nhưng cũng rất nguy hiểm,ểmnghềbẫyrắmonterrey – santos laguna nếu sơ suất bị rắn độc cắn có thể dẫn đến mất mạng. Nhưng vì nguồn thu hấp dẫn nên nghề bẫy rắn vẫn thu hút nhiều người ở nông thôn tham gia.
Dù nguy hiểm nhưng vì hiệu quả kinh tế cao, nhiều người vẫn tham gia nghề bẫy rắn.
Có dịp được theo chân anh Võ Minh Tân, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, trong một đợt đi thăm các chiếc bẫy rắn mới thấy hết sự thú vị và nguy hiểm của nghề. Dù rắn đã dính trong lồng, nhưng nếu sơ ý thì người bẫy rắn vẫn có thể bị tổn thương. Sau khi thăm qua một đợt khoảng 20 chiếc lồng được anh Tân đặt trước đó mấy ngày, cũng bẫy được gần 2kg rắn hổ hành. Với số rắn này sẽ cho anh Tân thu nhập gần 500.000 đồng. Anh Tân cho biết: “Nghề này dễ làm, nhưng để bẫy được rắn thì mỗi chiếc lồng cần thả một con chuột làm mồi, sau đó đem đặt ở những khu vườn vắng, cỏ mọc um tùm. Khoảng 3-4 ngày đi thăm một lần, mỗi lần thăm nếu trúng cũng kiếm được từ 3-4kg, còn thất cũng được 1-2kg rắn các loại”.
Theo quan sát thì nghề bẫy rắn này cũng khá đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Dụng cụ để bẫy rắn là một chiếc lồng sắt được bịt kín một đầu, đầu còn lại là một chiếc hom để rắn vào nhưng không thể ra được. Chi phí làm mỗi chiếc lồng bẫy rắn chỉ từ 50.000-70.000 đồng (tùy kích cỡ), nhưng có thể bắt được tất cả những loại rắn như: hổ đất, hổ hành, hổ ngựa... khi chui vào lồng. Với giá bán rắn hổ hành hiện nay ở mức từ 200.000-300.000 đồng/kg, rắn tạp 100.000-200.000 đồng/kg, mỗi đợt như thế người làm nghề này cũng cho thu nhập vài trăm ngàn đồng. Nếu may mắn bẫy được rắn hổ mang hay hổ đất thì thu nhập sẽ cao hơn. Anh Tân cho biết thêm: “Ban đầu đặt rất chạy, dần dần do nhiều người làm nên rắn ngày một ít đi. Nếu muốn bẫy được rắn nhiều và rắn to phải đi xa nhà hơn, ở những vùng chưa có nhiều người làm. Có ngày tôi phải đi hàng chục cây số, từ vùng này sang vùng khác, huyện này sang huyện khác để bẫy rắn, sau đó vài ngày sẽ đi thăm”.
Canh tác hơn 5 công sen, nhưng thời gian rảnh rỗi thì ông Huỳnh Minh Sơn, ở thị trấn Kinh Cùng, cũng tham gia nghề bẫy rắn. Nghề này không mất nhiều thời gian nên sau khi đặt xong những chiếc bẫy rắn thì ông Sơn vẫn tiếp tục chăm sóc cho ruộng sen của gia đình. Ông Sơn cho biết: “Sản xuất hiện nay gặp khó, nông dân phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Nghề bẫy rắn tuy mới xuất hiện gần đây, dù rất nguy hiểm nhưng cũng tham gia để kiếm thêm thu nhập”.
Theo ông Sơn, từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch hàng năm là thời điểm rắn vào mùa sinh sản, phát triển và đi kiếm ăn nhiều nên rắn đặt rất chạy và nhiều nhất là rắn hổ hành, lâu lắm mới bẫy được rắn hổ đất. Nghề này tuy dễ làm nhưng cũng đối mặt với nhiều nguy hiểm, nhất là khi bắt ra nếu sơ ý thì rất dễ bị rắn cắn, nên mỗi loại rắn phải có cách bắt khác nhau. Nhiều khi gặp các loại rắn nguy hiểm như hổ đất thì đành mang về nhờ người khác giúp đỡ. Ông Sơn nhớ lại: “Có một lần bẫy được con rắn hổ đất cả ký, con rắn nằm trong lồng nhiều ngày có lẽ đói nên rất hung hãn. Thấy vậy, tôi phải kiếm bao bỏ con rắn và cả chiếc lồng vào rồi đem ra chợ, nhờ những người chuyên mua bán rắn bắt ra giùm. Lần đó bán con rắn cũng được trên 800.000 đồng”.
Ông Lê Trung Chánh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, cho biết rắn là động vật hoang dã và cũng là đối tượng bảo vệ mùa màng. Mặt khác, nghề bắt rắn rất nguy hiểm nên thời gian qua, mọi hoạt động săn bắt và kinh doanh loại động vật này đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, vì nguồn thu kinh tế quá cao nên người dân vẫn lén lút thực hiện việc săn bắt hoặc kinh doanh, khi phát hiện ngành cũng xử lý theo đúng quy định. Trung bình mỗi năm, Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp cũng tổ chức khoảng 4 đợt kiểm tra các chợ, tụ điểm bán động vật hoang dã, qua đó tịch thu khoảng 30-40kg rắn các loại thả về môi trường sinh thái.
Nghề bẫy rắn dù cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng song hành với đó là không ít trường hợp “sinh nghề tử nghiệp”. Theo thống kê từ Bệnh viện Đa khoa huyện Phụng Hiệp, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận trên 10 trường hợp bị rắn độc cắn. Nhưng con số này thật sự chỉ là phần nổi và trên thực tế còn rất nhiều trường hợp người dân làm nghề bị rắn độc cắn phải điều trị ở các cơ sở đông y hay nơi khác.
Bài, ảnh: THANH DUY
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 12/8: Vàng thế giới giảm về mức 1.914 USD/oz
- ·Nam thanh niên bị đâm chết sau hỗn chiến ở Khánh Hòa
- ·Nhiều DN sản xuất thép chỉ đạt 40
- ·Bắt thêm 7 bị can liên quan vụ 'chuyến bay giải cứu'
- ·Giá vàng hôm nay 17/11: USD “bốc hơi” dữ dội, vàng tăng mạnh
- ·Lãnh 23 năm tù do sát hại người tình, giấu xác dưới mương
- ·Bạc Liêu cần xây dựng thương hiệu cho gạo Tài nguyên
- ·Đánh sập đường dây mở bán tài khoản ngân hàng trái phép
- ·Cùng blogger Thanh Phong khám phá Hà Nội qua các bài viết trên Hanoi Top10
- ·Doanh số của Co.opmart tăng cao trong đợt khuyến mãi
- ·Giá vàng hôm nay (16/8): Vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ
- ·Giúp chuyên gia 'dỏm' ở lại Việt Nam trái phép, 4 người lĩnh án tù
- ·Người phụ nữ bị bắt khi mang 8.000 viên ma tuý đi tiêu thụ
- ·Doanh nghiệp gỗ: Sợ thua trên chính sân nhà
- ·Dù khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn thưởng tết cho người lao động
- ·Hoãn phiên xét xử người phụ nữ chiếm đoạt hàng trăm tỷ ở Hà Nội
- ·Mẹ đơn thân tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở TP Buôn Ma Thuột
- ·Dùng búa tấn công chủ nhà vì sợ bị phát hiện trộm tài sản
- ·Mưa, lũ có thể gây ảnh hưởng hơn 15.630ha lúa, hoa màu của nông dân vùng Đồng Tháp Mười
- ·Bộ giải pháp hỗ trợ giảm chi phí cho DN