【bongdaso - tin bóng đá mới nhất】Nhà mạng ép khách hàng dùng dịch vụ móc tiền ra sao?
Bỗng dưng có dịch vụ
Anh Tuyến (Ba Đình,àmạngépkháchhàngdùngdịchvụmóctiềbongdaso - tin bóng đá mới nhất Hà Nội) là chủ thuê bao số 0985.68xxxx than phiền, không chỉ nhận được tin nhắn rác trong suốt thời gian dài. Từ ngày 16/12/2013, điện thoại của anh liên tục nhận được tin nhắn với tiêu đề MNEWS SKDS gửi với tần suất 2-3 tin/ngày, dung lượng 20 KB mỗi tin.
Cùng đó, máy của anh cũng nhận được các tin nhắn Push mời gọi chơi game online và đánh bạc qua mạng với những giải thưởng trị giá là Iphone và Ipad. Điểm đặc biệt, các tin nhắn này nếu muốn đọc, người dùng phải dùng dịch vụ 3G (mobile internet) để tải về máy, đồng nghĩa phải mất data, mất tiền để đọc.
Khi bán dịch vụ, nhà mạng phải cung cấp thông tin về dịch vụ một cách đầy đủ, rõ ràng và minh bạch, nhất là vấn đề giá cả. Người tiêu dùng có quyền tiếp cận thông tin và lựa chọn sử dụng dịch vụ hay không Ông Vương Ngọc Tuấn, Trưởng ban Khiếu nại, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam |
Chịu hết nổi trước việc phải nhận tin nhắn không mong muốn, gọi lên tổng đài 19008198 (cước 200 đồng/phút), sau hơn 20 phút được nhân viên tổng đài của nhà mạng giải thích, anh mới vỡ lẽ mình bị “cưỡng ép” dùng thử dịch vụ đọc thử miễn phí một tờ báo.
Dịch vụ này được nhà mạng tự động cập nhật số thuê bao trên hệ thống và mở cho khách hàng dùng thử miễn phí. Sau 10 ngày, tổng đài thông báo kết thúc thời gian dùng thử. Nếu khách hàng có yêu cầu thì đăng ký dùng tiếp. Nếu muốn hủy dịch vụ, có thể nhắn tin tới tổng đài 9222.
Anh Tuyến cho biết, cước phí nhắn tin hủy dịch vụ không đáng bao nhiêu nhưng việc bị quấy rầy phải đọc những tin nhắn không mong muốn khiến anh rất bực.
“Nhiều người bạn của tôi cũng rơi vào tình trạng bị buộc phải dùng thử các dịch vụ của nhà mạng. Việc cho dùng thử rồi thu tiền thật cũng xảy ra với vài người bạn dùng mạng của MobiFone và Vinaphone. Số tiền không quá lớn, chỉ vài nghìn đồng, nhưng khiến người dùng cảm thấy ức chế vì bị cưỡng ép dùng dịch vụ”, anh Tuyến cho biết.
Chia sẻ trên diễn đàn Gocsmobile.net, anh Hà (Hà Nội) kể, anh cũng bị móc túi khi đăng ký dùng dịch vụ mobitv của Viettel. Tháng 10, do số tiền còn lại trong tài khoản không đủ nên anh nhận được thông báo từ nhà mạng đã hủy dịch vụ. Sang tháng 11, anh lại thấy thông báo đã được kích hoạt dịch vụ thành công và bị mất hơn 10 nghìn đồng trong tài khoản dù chẳng bao giờ đăng ký dịch vụ này.
Đổ lỗi cho công nghệ
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), thời gian qua, các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đã cài đặt sẵn dịch vụ nội dung trên sim điện thoại cho phép tải thông tin và tính phí, song không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận có đồng ý tải dịch vụ với mức phí đưa ra hay không?
Điều này vi phạm Nghị định 77 /2012/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Thanh tra Bộ TTTT đã yêu cầu ba nhà mạng trên có trách nhiệm khắc phục sai phạm và báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, đại diện Vinaphone vẫn thản nhiên cho biết, nhà mạng này chưa có thông tin về lộ trình và kế hoạch khắc phục hậu quả, cũng không có ý kiến, bình luận về kết quả thanh tra của Thanh tra TTTT.
Trong khi đó, xác nhận tại Tọa đàm xu thế thị trường viễn thông Việt Nam 2014 diễn ra hôm 30/12/2013, đại diện Mobifone cho biết, việc cài đặt sẵn các dịch vụ nội dung trên sim điện thoại được các nhà mạng làm từ 5 năm nay.
Vị này cho biết thêm, một năm trở lại đây, quy định về việc cài đặt các ứng dụng trên sim mới có hiệu lực, tức quy định có sau thời điểm dịch vụ được cài đặt sẵn trên sim 3-4 năm, nên việc nhà mạng ngừng cung cấp và sửa đổi ngay là không khả thi.
Liên quan việc không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận có đồng ý tải dịch vụ với mức phí đưa ra hay không? Đại diện Mobifone nói, đó là do giới hạn công nghệ của sim cách đây 5-6 năm chưa làm được.
Theo ông Vương Ngọc Tuấn, Trưởng ban Khiếu nại, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, nhà mạng không thể đổ lỗi cho công nghệ. Khi bán dịch vụ, nhà mạng phải cung cấp thông tin về dịch vụ một cách đầy đủ, rõ ràng và minh bạch, nhất là vấn đề giá cả. Người tiêu dùng có quyền tiếp cận thông tin và lựa chọn sử dụng dịch vụ hay không.
Ở đây, nhà mạng cài đặt sẵn dịch vụ nội dung trong sim rồi thu tiền tỷ là hành động “ép” người dùng. Chưa kể việc cài đặt sẵn dịch vụ nội dung gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dùng.
Ngoài ra, theo ông Tuấn, trường hợp khách hàng chịu thiệt hại do dịch vụ không mong muốn gây ra, nhà mạng phải có cơ chế bồi thường cho khách hàng.
Theo TP
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc
- ·TPBank viết tiếp hành trình mở lối, vươn tầm
- ·Giá vàng hôm nay 22/1: Nhà đầu tư lạc quan về đà tăng của vàng trong tuần mới
- ·Video tiêm kích Su
- ·Đang thẩm định đề xuất bãi bỏ quyết định miễn thuế GTGT với hàng hóa dưới 1 triệu đồng nhập qua sàn
- ·186 mẫu xét nghiệm F1 âm tính lần 1
- ·Tỷ giá hôm nay (27/1): Đồng USD tỷ giá trung tâm tăng, thị trường thế giới giảm
- ·Tổng thống Putin phê duyệt tăng mạnh chi tiêu quân sự
- ·10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2024
- ·Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/6/2024: Giá dầu thế giới biến động trái chiều
- ·Quảng Nam nêu lý do chậm xử lý các chức danh của ông Trần Văn Tân
- ·Phạt 7,5 triệu đồng tài xế vi phạm các quy định phòng chống dịch
- ·Tỷ giá USD hôm nay 2/7/2024: Đồng USD tăng “khiêm tốn” khi lợi suất trái phiếu kho bạc cao vọt
- ·Diễn biến nào cho giá heo hơi?
- ·Google miễn phí 10.000 giờ học lập trình cho học sinh Việt Nam
- ·Sáng 14/6, Việt Nam có thêm 92 ca mắc mới COVID
- ·Trưa 22/5: Thêm 50 ca mắc COVID
- ·Giá nông sản hôm nay ngày 5/7/2024: Giá tiêu tiếp tục giảm sốc; sầu riêng tăng mạnh 10.000 đồng/kg
- ·Chị Nguyệt tích cực trong sản xuất và công tác hội
- ·Đã đến lúc trả lại việc kinh doanh vàng cho thị trường