【đăng nhập 11bet】Indonesia: Thuế suất Thuế bất động sản là 0,5% giá trị đất đai và tài sản đi liền với đất
Thuế bất động sản ở Indonesia là một sắc thuế thuộc chính quyền trung ương với nguồn thu chia sẻ cho chính quyền địa phương. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Chính sách Tài chính, giai đoạn 1999-2000, thuế bất động sản chiếm khoảng 2/3 (67%) tổng thu từ thuế ở địa phương, 50% tổng thu không tính phần chuyển giao từ ngân sách trung ương và 11% tổng thu ngân sách địa phương. Đối với cấp tỉnh, thuế bất động sản chiếm 26% tổng thu từ thuế, 22% tổng thu trừ khoản chuyển giao và 11% tổng thu của ngân sách tỉnh.
Thuế bất động sản ở Indonesia được đánh trên giá trị của đất và nhà. Đối tượng nộp thuế bao gồm cả người sở hữu và/hoặc người hưởng lợi từ nhà và đất. Thuế này được đánh dựa trên giá trị giao dịch của tài sản do cơ quan thuế quyết định.
Indonesia quy định, việc đánh giá tài sản được thực hiện 3 năm 1 lần, đối với các khu vực phát triển nhanh thì việc đánh giá tài sản có thể thực hiện hàng năm. Cơ quan thuế được quyền linh hoạt trong việc lựa chọn các kỹ thuật định giá.
Đặc biệt, trừ các trường hợp tài sản đặc biệt, có giá trị cao, hầu hết các tài sản được định giá thông qua một hệ thống đánh giá phổ thông đơn giản, theo đó giá trị của đất được tính theo giá ghi sổ và giá trị nhà được tính theo phân loại nhà, tài sản trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng được định giá thông qua phương pháp tiếp cận thu nhập.
Theo Viện Chiến lược Chính sách Tài chính, tại Indonesia, thuế suất thuế bất động sản do chính quyền trung ương quyết định với mức thuế suất là 0,5% tính trên giá trị đất đai và tài sản đi liền với đất. Mức thuế suất này được áp dụng thống nhất trong cả nước và đối với mọi loại bất động sản.
Tại quốc gia này, do việc quy định mức thuế suất và tỷ lệ ấn định thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương chỉ có một công cụ duy nhất có thể tác động đến nguồn thu từ thuế bất động sản là điều chỉnh mức giảm trừ.
Công tác quản lý hành chính thuế bất động sản thuộc trách nhiệm của chính quyền trung ương thông qua 106 cơ quan thuế cấp vùng trực thuộc Cục Thuế tài sản thuộc Tổng cục Thuế. Từ năm 1991, công tác quản lý hành chính thuế ở Indonesia đã được tự động hóa ở mức cao với việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thuế bất động sản. Hệ thống này tích hợp việc xử lý thông tin với các thủ tục hành chính cần thiết nhằm quản lý một cách toàn diện tất cả các công việc liên quan đến thuế bất động sản: quản lý thông tin tài sản, định giá, đánh giá, kê khai, thu thuế, hỗ trợ người nộp thuế, giải quyết khiếu nại…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Vay vốn ODA: Hãy nhớ người dân là chủ thể phải đóng thuế và trả nợ cuối cùng
- ·Cảnh báo mạo danh Công an đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân
- ·Sắp diễn ra Tuần văn hóa, du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Bản làng ở Sơn La một tháng hứng 2 trận ngập
- ·Thái Bình: 9 tháng đầu năm, bắt giữ hơn 2000 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả
- ·“Cõng” ngoại ngữ lên với
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Hàng dài xe ùn tắc vì 'hố tử thần' trên quốc lộ 18A
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Hải Dương: 3 người chết do ảnh hưởng của cơn bão số 3
- ·Bản tin chống buôn lậu ngày 4/9/2023: Xử lý và thu giữ nhiều hàng nhập lậu trên cả nước
- ·Mạnh tay xử lý vấn nạn làm giả căn cước công dân
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Hà Nội sẽ thu hồi 565 công trình, dự án trong năm 2015
- ·Năm 2015 phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí
- ·Sửa mặt đường sơ sài, người dân tiếp tục dàn ô tô chặn đường khi xe tải gây bụi
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân vụ tai nạn đường sắt đô thị