【mu vs barca c2】Chất Huế của Võ Thị Xuân Hà
Từ tập truyện đầu tay xuất bản năm 1992 (Vĩnh biệt những giấc mơ ngọt ngào),ấtHuếcủaVõThịXuânHàmu vs barca c2 đến nay, cô đã cho xuất bản gần hai chục tác phẩm.
Trưởng thành từ một cô giáo dạy toán, rồi làm báo “Thiếu niên tiền phong” VTXH sớm được làng văn chú ý khi đậu thủ khoa Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4 (1998-2001) và được nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005 với tiểu thuyết “Tường thành”, đến nay đã tái bản lần thứ ba.
VTXH từng “tự bạch”: “Tôi có thể sẽ viết mãi cho đến khi chết. Có thể ngày mai “xếp bút nghiên”. Nhưng cho dù thế nào, tôi mãi là một người biết tin vào cái ĐẸP. Vậy nên tôi rất tự tin, cho dù quả là chặng đường đi của một người viết như tôi không suôn sẻ chút nào…”.
Không có điều kiện đọc nhiều tác phẩm của VTXH, nhưng qua tập truyện ngắn “Cành phong hương” vừa xuất bản đã có thể thấy cô trung thành với “tuyên ngôn” về nghiệp văn, luôn “tin vào cái ĐẸP”. Một cuốn sách xinh xắn chỉ gồm 12 truyện ngắn, mà rất phong phú về đề tài và cách viết. Ngoài truyện “Ngọn lửa dịu dàng” được thể hiện bằng lối viết dung dị, phù hợp với một câu chuyện “dễ hiểu” (một cô gái chấp nhận về làm dâu trong hoàn cảnh chồng có con riêng, cha già đau nặng, thoạt đầu bị mẹ chồng “tẩy chay”, nhưng bằng lòng nhân ái và tình thương yêu không vụ lợi, cô đã cảm hóa tất cả…). Còn nữa là những câu chuyện rất khó tóm tắt, đề tài trải rộng từ những miền núi heo hút, đến phố thị cho đến tận thành phố Seoul (Hàn Quốc) với cách viết có thể nói là hiện đại. Có truyện, tác giả xây dựng từ những tin nhắn kết nối qua “Gmail” (truyện “Biển hoa vàng”); có truyện, chỉ đọc tên đã hình dung thế hệ nhân vật trẻ với lối sống hiện đại như “Nhật ký facebook”, “Thế kỷ hai mươi mốt”. Truyện “Ông già bán quán ăn ở Seoul” lại bao trùm một không gian và thời gian khá rộng và dài, qua những lần gặp gỡ của cô gái Việt với ông chủ quán “nom rất phúc hậu” lại từng là lính Đại Hàn chĩa súng vào một em bé gái Việt thời chiến tranh, tác giả đã gợi cho người đọc những điều rất đáng suy ngẫm.
Một cây bút nữ vốn chỉ quen thuộc với cuộc sống ở các văn phòng và phố thị lại viết liền mấy truyện về những vùng cao xa xôi (các truyện “Cành phong hương”, “Bông kiếm tiên vũ” và “Mộc miên chưa nở hoa”). Điều đáng nói hơn là cô đã tạo dựng nên một “thế giới nghệ thuật” với số phận những cô gái, những con đường dốc đèo, những thứ cây cỏ có phong vị riêng đầy sức cuốn hút người đọc. Hẳn là do công phu quan sát tỉ mỉ và trí tưởng tượng phong phú, nhưng còn nhờ khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh. Xin mời bạn đọc một đoạn miêu tả hình ảnh.
Có một điều, có thể nhiều bạn đọc ở Huế không biết: VTXH quê ở Vỹ̃ Dạ - Huế. Trong số̉ tác phẩm đã xuất bản, ngoài tập khảo cứu “Gia đình Phật tử” (2010), chỉ với nhan đề đã rõ là “đặc sản” Huế; VTXH cho biết cô còn có hai tập truyện “Chuyện của con gái người hát rong” (2004) và “Vàng son Thạch Thủy Khí” (…) viết khá sâu về Huế. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết “Trong nước giá lạnh” (2004) viết về người dân Huế sau giải phóng, lấy vùng ven thành Huế làm bối cảnh câu chuyện... Một tiểu thuyết đậm đặc chất Huế, dữ dội và sâu lắng, đầy bi kịch của một vùng đất với những số phận bị dập vùi trong và sau chiến tranh. Trong tập “Cành phong hương”, tác giả chỉ nhắc đến Huế vài lần - như trong “Hương gai cầu trên đại lộ X”, một truyện khá ấn tượng của tập sách, VTXH đã gợi nhắc đến bờ biển Thuận An xứ Huế và đặt tên một cô gái lấy người Nhật sang Mỹ lập nghiệp là “Thuận An” - nhưng cái “chất Huế”, nếu tôi không nhầm, vẫn luôn hiện diện trong nhiều truyện ngắn khác. Đó là sự tinh tế, lãng mãn mà không thiếu dữ dội, như chính tên truyện “Ngọn lửa dịu dàng”, như chị Son thầm lặng trong cái quán nhỏ ven đường đèo heo hút, khi anh kỹ sư lâm nghiệp rời bỏ về thành phố, chị đã “buông hết, đóng cửa quán để vẫy xe về Hà Nội”và dù khó như “đáy biển mò kim” họ đã gặp lại nhau và cho nhau tất cả.
Trong sáng tạo văn học nghệ thuật, đề tài không đủ làm nên giá trị tác phẩm, nhưng cái … “tư hữu” như là bản tính của con người cộng với niềm tự hào “vẻ đẹp Huế không nơi nào có được” (lời một bài hát được nhiều người yêu thích) cứ khiến tôi hy vọng VTXH sẽ có thêm tác phẩm hay hơn, sâu sắc hơn nữa về Huế. Và nữa, sao lại không nghĩ đến lúc chính Nhà xuất bản Thuận Hóa, chứ không phải “nhà” nào ở Hà Nội hay T.P. Hồ Chí Minh, sẽ in một tuyển tập của VTXH, rồi sẽ cùng Tạp chí “Sông Hương”. tổ chức một cuộc ra mắt thật “xôm” để tác giả có thêm nhiều bạn tri âm trên đất quê hương…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Ngành da giày: Kỳ vọng tăng trưởng khả quan
- ·Phát triển "chiều sâu" thị trường vốn, giảm phụ thuộc ngân hàng
- ·Bộ tranh thơ tái hiện trọn vẹn hành trình 20 năm của Hapacol
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi
- ·80% trẻ mắc tay chân miệng từ tỉnh đổ về, TP.HCM thiếu thuốc thiết yếu
- ·Kinh tế chia sẻ: Một mô hình tiện ích mới
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Các ngân hàng phải đảm bảo hoạt động khi giao dịch qua ATM đã tăng trên 200%
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Kỳ vọng xuất khẩu cá ngừ sang 3 thị trường chính
- ·Chó dại cắn liên tiếp 5 người trong một ngày
- ·Nhà trường và phụ huynh phải bắt tay ngừa bạo lực học đường
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Năm 2020: Tăng trưởng GDP khó đạt mục tiêu do dịch nCoV
- ·Các con nghe tiếng đập trái tim của người cha đã mất 4 năm
- ·Giá vàng quay đầu lao dốc, USD tăng cao
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Một năm trầm lắng của xuất khẩu gạo