【lichthidau.com.vn nhan dinh】Mâm cúng Giao thừa nhắc nhớ giá trị truyền thống
Trang nghiêm mâm cúng Giao thừa của người dân Huế
Đứng giữa mâm cúng trang trọng được đặt ngoài trời,âmcúngGiaothừanhắcnhớgiátrịtruyềnthốlichthidau.com.vn nhan dinh ngay chính diện sân nhà vào đêm Giao thừa mới hiểu được giá trị truyền thống thiêng liêng mà cha ông đã gìn giữ qua bao đời. Khi kim đồng hồ chỉ đúng thời khắc Giao thừa, ngoài phố những tiếng reo hò vui tươi của người trẻ đón pháo hoa ngập tràn sắc màu cũng là lúc những người lớn trong mỗi gia đình thành tâm cầu khấn chia tay một năm cũ, chào đón năm mới vạn sự bình an.
Theo quan niệm dân gian của người Huế xưa, Giao thừa là thời khắc bàn giao công việc của các vị thần hành khiển, phụ trách quản lý thời gian của mỗi gia đình. Vì thế, vào thời khắc này người Huế chuẩn bị mâm cúng để cảm ơn các vị thần hành khiển cũ sau một năm cai quản, phù hộ cho gia đình và đồng thời chào đón những vị thần hành khiển mới đến tiếp nhận nhiệm vụ.
Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh, nhưng mâm cúng Giao thừa ấy gần như không khác nhau là mấy. Trong mâm cúng ấy không thể thiếu gà luộc, bánh tét cùng với hương trầm, cau trầu, bánh kẹo, mứt cùng với những món ăn trong ngày tết tùy theo gia chủ. Và rượu trắng là thứ không thể thiếu bởi quan niệm dân gian “vô tửu bất thành lễ”.
“Vật phẩm tùy gia đình ít nhiều có thể khác nhau, nhưng trên hết là tấm lòng của gia chủ với đất trời, ông bà tổ tiên” – ông Lê Văn Ba, một người dân sống ở đường Lê Thánh Tôn, bên trong Thành nội tâm sự về lễ cúng Giao thừa. Đúng như thế, từng chứng kiến lễ cúng Giao thừa còn giữ nguyên vẹn các lễ nghi, đậm chất truyền thống ở gia đình ông Ba mới hiểu được sự trang nghiêm, và lòng thành của gia chủ. Ngay từ chiều, khi mọi việc cơ bản hoàn tất, các thành viên trong gia đình tranh thủ đưa bàn ra đặt ở ngay chính diện sân, trước khi chuẩn bị các vật phẩm để đưa ra cúng.
Gần đến khoảnh khắc Giao thừa, các vật phẩm được bày biện bài bản, chỉnh chu, cũng là lúc ông Ba trang nghiêm trong bộ áo dài, khăn đóng cùng tất cả các con cháu trong gia đình nghiêm nghị bên mâm lễ, chuẩn bị thắp hương. Khi ông Ba khấn vái xong, lần lượt các thành viên thay nhau thực hiện nghi lễ. Quanh các nhà hàng xóm, một không khí như thế đã tạo nên khung cảnh đẹp, giữa thời khắc đất trời giao thoa. Ai ai cũng cầu mong những điều tốt đẹp cho mọi người với ước nguyện đơn giản sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho biết, mâm cúng Giao thừa người Huế xưa thường có đủ ba bàn: thượng, trung, hạ. Bàn thượng gồm các món chay tịnh như hoa quả, xôi chè. Bàn trung có các món chay cùng món mặn có thể là đầu heo hoặc gà và xôi chè. Bàn hạ là bàn cúng một tập thể phụ tá các thần nên cũng là mâm mặn với những món ăn tùy theo gia chủ và bộ lễ vật áo binh, cháo, gạo, muối… Ngày nay, tuy người dân Huế thay đổi quan niệm tín ngưỡng, họ vẫn duy trì lễ cúng này nhằm thể hiện một tâm ý tốt đẹp, cầu mong một năm mới hạnh phúc, bình an.
Theo ông Vinh, mâm cúng Giao thừa dù có thay đổi, song lòng thành kính của gia chủ vẫn vẹn nguyên. Cuộc sống hiện đại, không còn nặng hình thức mâm cao lễ đầy, mâm cúng bây giờ có thể đơn giản, miễn là thành kính với đất trời để cầu năm mới bình an.
Bài, ảnh: Nhật Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Âu tàu Rạch Chanh vẫn vận hành hiệu quả trong mùa hạn, mặn
- ·Chủ tịch Quốc hội: Hợp tác giữa Việt Nam
- ·Thường trực Ban Bí thư: Hải Dương đã thực hiện tốt mục tiêu kép
- ·Tổng thống Putin: Nga luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu tại khu vực
- ·Giữa em và cô ta anh chọn ai?
- ·Điều chỉnh tăng chi phí vận chuyển xăng dầu trong giá cơ sở xăng dầu
- ·Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
- ·Việt Nam giúp Lào trở thành trung tâm logistic khu vực, có kết nối ra biển
- ·Giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc mạnh
- ·Mở cửa đón khách tham quan miễn phí di tích Hải Vân Quan từ 1.8.2024
- ·Saigon Uniform
- ·Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2023
- ·Nghi lễ “Tết Xíp xí” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Trong tình hình mới cần đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- ·Giá vàng hôm nay 23/7/2024: Vàng miếng SJC 'bốc hơi' nửa triệu đồng mỗi lượng
- ·Rộn ràng khai hội Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà
- ·Giải thưởng VCA được cấp chứng nhận bản quyền Format chương trình và Cúp
- ·Chủ tịch nước: Đà Nẵng cần định hướng trở thành TP quốc tế
- ·Cán bộ 'đóng băng' công việc trong khi doanh nghiệp sợ bị 'vạ lây'
- ·Thủ tướng: Quyết tâm thay đổi hệ thống giao thông đồng bằng sông Cửu Long trong nhiệm kỳ này