【thống kê trực tiếp bóng đá】Xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm
Xuất siêu 1,ấtsiêutỷUSDtrongthángđầunăthống kê trực tiếp bóng đá46 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Đáng chú ý, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 1,46 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quancho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩuhàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 3/2022 (từ ngày 16/3 đến ngày 31/3/2022) đạt 36,66 tỷ USD, tăng 20% (tương ứng tăng 6,11 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 3/2022.
Kết quả này đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 176,75 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 22,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Trong kỳ 2 tháng 3/2022, cán cân thương mại hàng hóathặng dư 1,96 tỷ USD. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại thặng dư 1,46 tỷ USD.
Cụ thể về xuất khẩu, trong kỳ 2 tháng 3/2022 đạt 19,31 tỷ USD, tăng 26% (tương ứng tăng 3,99 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 3/2022.
Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu tăng cao là điện thoại các loại và linh kiện tăng 972 triệu USD, tương ứng tăng 34,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 787 triệu USD, tương ứng tăng 34,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 397 triệu USD, tương ứng tăng 24,6%; hàng dệt may tăng 259 triệu USD, tương ứng tăng 18,5%...
Như vậy, tính trong 3 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4%, tương ứng tăng 10,55 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 3/2022 đạt 14,54 tỷ USD, tăng 28,9% tương ứng tăng 3,26 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến hết tháng 3/2022 của nhóm các doanh nghiệp này lên 65,36 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng 6,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Từ chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 3/2022 đạt 17,35 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 2,12 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 3/2022.
Trong đó, một số nhóm hàng có trị giá nhập khẩu tăng cao, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 461 triệu USD, tương ứng tăng 12,2%; xăng dầu các loại tăng 197 triệu USD, tương ứng tăng 34,2%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 179 triệu USD, tương ứng tăng 20,9%...
Như vậy, tính trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 87,64 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 11,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 11,09 tỷ USD, tăng 11,9% (tương ứng tăng 1,18 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 3/2022. Tính trong 3 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 57,69 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 7,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Kết quả xuất khẩu của 3 tháng đầu năm rất tích cực, thể hiện doanh nghiệp đã có được môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.
Tuy nhiên, theo ông Hải, thách thức lớn nhất trước mắt vẫn là tác động của đại dịch COVID-19. Cùng với đó, những vấn đề về vận chuyển, logistics và những bất ổn từ xung đột thương mại tại Nga, Ukraine cũng tác động đến hoạt động thương mại của Việt Nam.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay, ngành Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8% so với năm 2021. Các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chúng ta đã ký kết. Gần đây, chúng ta đã liên tiếp có những FTA ở quy mô lớn và mức độ cam kết sâu như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…
- ·Horizon 2020
- ·Ninh Dương Lan Ngọc hoá quý cô cổ điển
- ·Chàng trai nhăn mặt trong lần đầu dùng thử đặc sản ngón tay quỷ
- ·Nuôi con riêng của chồng từ lúc 7 tuổi, 13 năm sau làm đám cưới với con
- ·Bổ nhiệm ông Bùi Thế Duy giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Chuyện tình đôi vợ chồng có cùng ngày, tháng, năm sinh
- ·Lạ lẫm Bạch Tuyết, Aladin, thần đèn đậm ‘chất Việt’
- ·Chính sách hỗ trợ đang thẩm thấu vào cuộc sống
- ·Cảnh giác lừa đảo trên Zalo, giả mạo người quen để mượn tiền
- ·Những ngày 'sóng gió' của gia đình Việt đưa con sang Singapore mổ mắt
- ·Thông tin bị tước quyền bào chữa cho BS Hoàng Công Lương: Nữ luật sư Phúc lên tiếng
- ·Bà chủ 110 phòng trọ ở Sài Gòn và bài học dạy 6 con 'nên người'
- ·Đặc biệt lưu ý 5 điều “không được và không nên làm" khi kinh doanh tại EU
- ·Tâm sự người vợ viết về chồng cũ
- ·Tai nạn giao thông ngày 9/5: Trốn CSGT, lái xe ô tô tự gây tai nạn rồi bỏ chạy
- ·3 nhóm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp thuỷ sản
- ·Xuất nhập khẩu các tỉnh trọng điểm phía Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng
- ·Giúp phụ nữ trẻ lại khi tái hiện khoảnh khắc mặc váy cưới
- ·Cận cảnh hình ảnh Lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít 9/5
- ·NutiFood tiếp sức tăng đề kháng bệnh nhân cao tuổi Đồng Nai, Bình Dương chống dịch Covid