【lịch as roma】Hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp hết mù mờ
Mù mờ về kiến thức pháp luật
Quy tắc tối thiểu đối với một luật sư khi soạn thảo hợp đồng là thẩm quyền của người ký hợp đồng nhưng với phần lớn DN điều này không được biết đến cho đến khi DN gặp phải sự cố. Chuyện kể của đại diện một công ty rằng, trước khi hiểu ra nguyên nhân của việc vỡ hợp đồng, giám đốc của DN này vẫn ký hợp đồng cùng đối tác với chữ ký của phó giám đốc mà không được ủy quyền.
Khi giao thương không còn suôn sẻ, đối tác đã chạy nợ, DN mới được luật sư tư vấn cho biết rằng, chữ ký của phó giám đốc công ty đối tác không có giá trị pháp lý bởi người đại diện pháp luật là giám đốc và chỉ khi phó giám đốc có giấy ủy quyền thì hợp đồng mới có giá trị. Qua sự việc này, DN cũng hiểu thêm một thông tin quan trọng nữa là trong nhiều trường hợp, chủ tịch hội đồng quản trị mới là người đại diện pháp luật chứ không phải mặc định giám đốc hay tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam Lê Văn Anh, từ khi thực hiện theo Luật DN 2005, số lượng DN tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động lại không tinh, sức cạnh tranh kém.
Thực trạng này là do DN được thành lập từ nhiều nguồn khác nhau như hộ gia đình, chủ trang trại, thương nhân thu gom hàng… nên hầu như trình độ quản lý và kiến thức pháp luật của chủ DN hạn chế. “Trong khi yếu tố con người là quan trọng và Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế, các thiết chế thương mại đa phương mà nhiều DN vẫn làm ăn chụp giật, không am hiểu pháp luật trong quá trình kinh doanh sẽ gây nên những hậu quả khôn lường” - ông Lê Văn Anh cho biết.
Rõ ràng là những DN vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân cần có nhiều hiểu biết hơn về chính sách pháp luật và cần được cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, công văn hướng dẫn của các sở ban ngành.
Ở góc độ của một người vừa làm công tác nghiên cứu vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho DN, TS. Phan Thị Thanh Thủy, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhận định, bên cạnh nguyên nhân khách quan là sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước còn hạn chế thì một bộ phận không nhỏ DN chưa quan tâm và đầu tư đúng mức về tầm quan trọng của thông tin pháp lý.
TS. Phan Thị Thanh Thủy ví dụ một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng có những sáng kiến mẫu mã mới về sản phẩm mà không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ bị ăn cắp kiểu dáng, thương hiệu. Cảnh báo DN về vấn đề này, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, quy định của hiệp định này cho phép DN ở bất cứ thành viên nào thuộc TPP có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu đối với sản phẩm và có hiệu lực ngay.
Do đó nguy cơ mất sản phẩm cho mình sáng chế ra là khá lớn đối với DN Việt Nam khi mà DN vẫn giữ cách làm việc như hiện nay.
Chủ DN phải học pháp luật kinh doanh?
Để nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của DN, các chuyên gia luật và kinh tế khuyến nghị các ủy ban nhân dân tỉnh và sở Tư pháp cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho DN đến từng cấp từng ngành. Các cơ quan Nhà nước phải xác định việc hỗ trợ pháp lý cho DN là một trong những nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài và đạt hiệu quả.
Cụ thể, cần nâng cao vai trò, chất lượng tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho DN của các văn phòng tư vấn, tiến hành rà soát văn bản, lập danh mục và kiến nghị sửa đổi các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến DN không còn phù hợp hoặc chống chéo để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, thay thế. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, đối với các DN vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm, kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật.
Đứng ở góc độ quy định từ văn bản pháp luật, ông Lê Anh Văn cho rằng đã đến lúc cần phải quy định về điều kiện để trở thành giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của DN, người thành lập DN phải được đào tạo một khóa bồi dưỡng về quản trị DN hoặc pháp luật về DN.
Ông Lê Anh Văn khẳng định, việc này không phải là cản trở quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức mà là để DN tham gia kinh doanh với một nền tảng không còn mù mờ về kiến thức quản trị DN. Vị chuyên gia về hỗ trợ pháp lý cho DN còn ví von, khi tham gia giao thông, người chủ phương tiện phải thi đạt chứng chỉ nhất định, huống hồ chủ DN lại là người điều khiển một tập thể, tổ chức mà lại mù mờ về quản trị, pháp luật kinh doanh.
Do đó, ông Lê Anh Văn đề nghị tổng kết lại quá trình bồi dưỡng nguồn nhân lực của DN trong thời gian qua và trong bối cảnh yêu cầu hội nhập đã đến lúc quy định những người tham gia vào đội ngũ doanh nhân Việt Nam về văn hóa kinh doanh và kiến thức quản trị điều hành DN.
An Tư
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bổ nhiệm tân Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự
- ·Dấu hiệu trên mặt cảnh báo khối u ở dạ dày
- ·Các loại quả làm lượng đường trong máu tăng vọt
- ·Dừng nhập khẩu các sản phẩm có nguy cơ nhiễm Salmonella Poona
- ·QLTT Quảng Trị: Tăng cường kiểm tra, xử lý trước, trong và sau các đợt mưa bão
- ·Cách vệ sinh thớt gỗ để bảo vệ sức khỏe từ chuyên gia
- ·Nhộn nhịp mua bán
- ·BCĐ điều hành giá đặt mục tiêu kiểm soát CPI từ 3,3
- ·Chủ cơ sở mầm non bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng bị khởi tố
- ·Hơn 42.700 tấn thép được miễn áp dụng tự vệ trong 2019
- ·Bất ngờ điểm xét tuyển Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính chỉ từ 17
- ·Hà Nội dẫn đầu trong thu hút FDI 2 tháng đầu năm
- ·Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đề xuất giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán từ khối ngoại
- ·Con đường quan lộ của nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
- ·28000 ống thuốc Protamin sulfat dùng mổ tim lồng ngực về Việt Nam
- ·Thanh tre 15cm đâm xuyên cổ nam thanh niên ngày nghỉ lễ 2/9
- ·Rượu pha cồn công nghiệp 'Nam tiến', liên tiếp ghi nhận ca ngộ độc
- ·Thủ tướng đề nghị người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch Covid
- ·Cụ ông 70 tuổi mắc kẹt trái bí đao trong hậu môn