【giải new zealand】Kết nối tài chính khu vực ASEAN: Nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt
Việc kết nối các thành viên ASEAN trong các hoạt động thương mại,ếtnốitàichínhkhuvựcASEANNhiềucơhộiđầutưchodoanhnghiệpViệgiải new zealand đầu tư, dịch vụ tài chính sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam có cơ hội đầu tư và tiếp cận dịch vụ tài chính trong ASEAN; người dân cũng được hưởng lợi từ việc kết nối tài chính trong khu vực.
PV: Thưa ông, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 5 vừa qua đã đưa ra đánh giá như thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực?
Ông Vũ Nhữ Thăng |
Ông Vũ Nhữ Thăng:Về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN, tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã cùng điểm lại những số liệu trong năm 2018 và dự báo tình hình trong năm 2019 thông qua báo cáo của các tổ chức quốc tế và Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN +3 (AMRO).
Theo đó, tình hình kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN năm 2018 và dự báo 2019 đã có những đặc điểm nổi bật đó là: Tăng trưởng GDP tổng thể của khu vực tiếp tục duy trì mức ổn định trung bình khoảng 5,1% trong giai đoạn 2019 - 2020, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017 - 2018 (5,3%); lạm phát tiếp tục duy trì ổn định ở mức 2% tương đương 2018. Riêng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2019; lạm phát tiếp tục duy trì ở mức khoảng 2%.
Thương mại khu vực ASEAN vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ chậm. Tổng giá trị thương mại hàng hóa năm 2018 ước tính 157,3 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm trước, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 15% năm 2017. Về đầu tư, theo số liệu sơ bộ trong nửa đầu năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ASEAN ở mức 68,4 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Hội nghị cũng đưa ra những nhận định đối với triển vọng và thách thức kinh tế vĩ mô cho khu vực ASEAN năm 2019. Về tăng trưởng kinh tế, sự lớn mạnh của nhu cầu nội địa và đầu tư trong nước sẽ tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế khu vực bất chấp tình hình căng thẳng thương mại đang diễn ra hiện nay, đồng thời làm suy yếu thương mại bên ngoài và những bất ổn toàn cầu.
Thương mại khu vực được nhận định trong ngắn hạn có thể hưởng lợi từ căng thẳng thương mại, đặc biệt là hai nước Việt Nam và Indonesia, trong hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian và được tích hợp cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, xét về dài hạn, tình hình căng thẳng vẫn sẽ gây ra những khó khăn cho khu vực nhiều hơn là đem lại lợi ích ngắn hạn. Về đầu tư, hội nghị nhận định tình hình khả quan hơn, như số liệu nêu trên, đầu tư FDI vào khu vực ASEAN sẽ tiếp tục gia tăng, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới và hoạt động đầu tư vào các dự án xanh mới.
PV: Ông có thể cho biết lộ trình hợp tác tài chính khu vực ASEAN, những nội dung được ưu tiên trong năm 2019 là gì?
Ông Vũ Nhữ Thăng:Chủ đề bao trùm của Thái Lan - nước Chủ tịch ASEAN năm 2019 là “Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì bền vững”, với trọng tâm “Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm với 10 nước thành viên cùng tiến lên phía trước và không ai bị tụt lại phía sau”. Theo đó, trong kênh hợp tác tài chính ASEAN, các ưu tiên của Thái Lan để thực hiện chủ đề này sẽ thông qua ba khía cạnh trọng tâm: tăng cường kết nối ASEAN thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư, kết nối tài chính và thanh toán; một ASEAN tự cường khi hội nhập vào “ASEAN số”; đảm bảo tài chính bền vững và toàn diện để tạo lập “Một ASEAN bền vững”.
Trên cơ sở ưu tiên của nước chủ nhà, hội nghị đã đánh giá lộ trình hợp tác tài chính ASEAN trong một năm qua trên một số kết quả sau: Thứ nhất, về hợp tác hải quan, các nước đang tiếp tục vận hành thực tế Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW) với kỳ vọng toàn bộ các thành viên ASEAN sẽ tham gia trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mẫu D qua hệ thống này.
Thứ hai, về hợp tác thuế, các bộ trưởng hoan nghênh báo cáo nghiên cứu về cơ cấu thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi vay của ASEAN và đề nghị Diễn đàn Thuế ASEAN tiếp tục thảo luận về kế hoạch hành động phù hợp để thực hiện khuyến nghị của nghiên cứu này.
Thứ ba, về hợp tác bảo hiểm, hội nghị thông qua Sổ tay hướng dẫn các công ty bảo hiểm ASEAN cung cấp qua biên giới bảo hiểm hàng hải, hàng không và hàng hóa quá cảnh (MAT).
Thứ tư, về hợp tác phát triển thị trường vốn, các bộ trưởng hoan nghênh việc ra đời Thẻ Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF PASS)... Trong thời gian tới, đây vẫn là những lĩnh vực tiếp tục được ưu tiên thực hiện trong hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN.
Thứ năm, về tự do hóa dịch vụ tài chính, hội nghị đã hoan nghênh kết quả hội nhập và tự do hóa dịch vụ tài chính với việc ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết Vòng VIII về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ASEAN tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Trong thời gian tới, các nước trong khu vực kinh tế ASEAN tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính thông qua đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đàm phán Gói cam kết Vòng IX về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN.
PV: DN Việt Nam sẽ được hưởng lợi những gì từ kết quả hợp tác tài chính trong khu vực ASEAN, thưa ông?
Ông Vũ Nhữ Thăng:Tại hội nghị, các bộ trưởng đánh giá cao hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm... trong khu vực ASEAN, những hoạt động này đã mang lại lợi ích chung và tiết kiệm chi phí cho người dân và DN Việt Nam. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh khu vực của Việt Nam, nhờ các cải cách mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan đã tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Cụ thể: về thương mại, việc kết nối tất cả các nước thành viên vào Hệ thống ASW giúp tăng cường kết nối hạ tầng ASEAN, nhờ đó DN có thêm nhiều cơ hội đầu tư. Trong các cuộc họp bên lề hội nghị, cộng đồng DN ASEAN cũng bày tỏ kỳ vọng vào việc thúc đẩy các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực hải quan để gia tăng dòng chảy thương mại trong nội khối.
Về đầu tư, các nỗ lực của các nước thành viên để hướng tới hoàn thành các mạng lưới song phương về Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (DTA) sẽ tạo ra môi trường đầu tư thống nhất trong ASEAN. Việc thúc đẩy ký kết Hiệp định RCEP cũng tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo đà tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Về dịch vụ, việc ký kết Gói cam kết Vòng 8 về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN và thúc đẩy đàm phán Gói cam kết Vòng 9 cũng như ký kết những hiệp định dịch vụ mới sẽ giúp mở rộng việc tiếp cận thị trường trong khu vực. Mức độ mở cửa dịch vụ tài chính của một số nước thành viên có nhiều tích cực như Campuchia tự do hóa một số dịch vụ chứng khoán (quản lý tài sản, tư vấn và nghiên cứu danh mục đầu tư, cung cấp và chuyển thông tin tài chính), Myanmar mở cửa dịch vụ tái bảo hiểm thiên tai... Qua đó, cộng đồng DN sẽ có cơ hội đầu tư và cung cấp dịch vụ tài chính trong ASEAN, cũng như người dân sẽ được hưởng lợi từ việc kết nối tài chính trong khu vực.
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT
- ·Sản xuất kinh doanh phục hồi, thu ngân sách tăng khá
- ·Năm 2016: Dự toán thu phí, lệ phí giao thông trên 7.746 tỷ đồng
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 4/2024 (từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024)
- ·Công khai phương án quản lý đất của Công ty TNHH MTV Đồng Tháp I
- ·Hải quan TPHCM thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho CBCC
- ·Hải quan Bắc Ninh: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
- ·Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử
- ·Vốn FDI đăng ký mới trong tháng đầu năm 2023 tăng 48,5%
- ·Trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất
- ·Giá xăng dầu hôm nay 01/6/2024: Giữ đà trượt dốc, thêm một tuần giảm
- ·8 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 649,46 nghìn tỷ đồng
- ·Ngành Dự trữ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt
- ·Giảm chi ngân sách, tăng cơ hội cho sinh viên
- ·Nhà máy sản xuất tem nhãn giá rẻ, chuyên nghiệp tại Long An
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt 665,2 tỷ đồng
- ·Những nhóm giải pháp ưu tiên hàng đầu
- ·Hải quan Đà Nẵng: Đưa hoạt động đối tác Hải quan
- ·Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
- ·Mức tạm ứng các khoản chi ngân sách nâng lên 50%