【kết quả trận đan mạch hôm nay】Những người nối dài sự sống…
Những điều dưỡng,ữngngườinốidisựsốkết quả trận đan mạch hôm nay y, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân HIV được xem như những người nối dài sự sống của người bệnh. Sự tận tâm, hết lòng và trân trọng người nhiễm bệnh đã góp phần xóa đi sự kỳ thị với người nhiễm HIV.
Tư vấn cho người bệnh tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
Bạn thân của người nhiễm HIV
Không giống như cán bộ y tế khác, công việc của những điều dưỡng, y, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân HIV rất âm thầm, lặng lẽ. Thế nhưng, với sự cống hiến của họ, đã góp phần rất lớn làm vơi bớt nỗi đau bệnh tật và ổn định tinh thần của những bệnh nhân nhiễm HIV, giúp nối dài thêm sự sống cho họ, phòng, tránh căn bệnh thế kỷ này lây lan trong cộng đồng.
Bắt đầu công tác tại phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS, thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh khi phòng khám mới thành lập năm 2009, đến nay BSCKI Phan Ngọc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, đã có thâm niên trên 7 năm gắn bó với bệnh nhân HIV/AIDS. Ông là người phụ trách chính việc khám, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại trung tâm. Bởi vậy, ông hiểu tường tận sự khó khăn, vất vả khi chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân đặc biệt. Bác sĩ Bình chia sẻ: “Khó khăn nhất là việc tư vấn, động viên bệnh nhân khi họ mới biết mình bị nhiễm HIV. Họ bị sốc, nên có những người không hợp tác cùng bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Biết mình mắc “căn bệnh thế kỷ”, hầu hết người bệnh sa sút tinh thần. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi rất quan tâm an ủi, động viên và tư vấn cho bệnh nhân việc điều trị ARV để kéo dài sự sống. Từ kinh nghiệm bản thân tôi thấy, cán bộ y tế phải có lòng kiên trì, nhẫn nại thì mới thuyết phục được bệnh nhân”.
Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đặc biệt, nên những bác sĩ ở đây cũng đặc biệt với sự cảm thông và thấu hiểu nỗi lòng của người bệnh. Trong suy nghĩ của các bác sĩ, ở phòng khám không có ánh mắt coi thường hay kỳ thị với bệnh nhân HIV/AIDS, thay vào đó là tình thương và trách nhiệm. BSCKII Trần Kim Long, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nói: “Chúng tôi luôn sát cánh với bệnh nhân, giúp họ chiến đấu với bệnh tật, để bệnh nhân có sức khỏe tốt, phòng tránh nhiễm trùng cơ hội để kéo dài được sự sống trong thời gian lâu nhất có thể. Vì người bệnh và thấu hiểu sự mặc cảm của họ, các bác sĩ luôn quan tâm dặn dò bệnh nhân tái khám đúng thời gian và tuân thủ tốt uống thuốc tại nhà”.
Sự chân thành của bác sĩ là nguồn động viên lớn đối với bệnh nhân, giúp họ giữ vững niềm tin. Anh N.X.P., ở thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Khi tôi mới biết mình nhiễm HIV, các bác sĩ đã động viên cả gia đình tôi làm xét nghiệm. Vợ tôi cũng nhiễm bệnh, nhưng con tôi thì không. Con tránh được căn bệnh này là niềm vui, niềm hy vọng của vợ chồng tôi. Đó cũng là nhờ bác sĩ tư vấn vợ chồng tôi rất tận tình, khám bệnh vui vẻ, thường xuyên nhắc nhở chúng tôi uống thuốc đúng giờ và giải thích cho chúng tôi hiểu về lợi ích khi tuân thủ điều trị tốt”. Sau gần 3 năm điều trị, vợ chồng anh P. khỏe mạnh và lao động bình thường. Để có thể uống thuốc đúng giờ, vợ chồng anh cài chuông điện thoại báo giờ, hễ chuông reo lên thì hai vợ chồng đi uống thuốc.
Không chỉ có thái độ phục vụ tốt, các bác sĩ ở đây cũng tìm tòi, nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Bác sĩ Bình cho biết thêm: “Chúng tôi đang nghiên cứu khảo sát tải lượng vi-rút của khoảng 200 bệnh nhân đã điều trị ARV trên 24 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị và rút kinh nghiệm trên những bệnh nhân điều trị chưa thành công. Qua nghiên cứu này, sẽ đem lại nhiều thông số rất có ích trong liệu trình điều trị cho bệnh nhân HIV trong thời gian tới”.
Trăn trở với từng phận đời…
Gắn bó lâu với công tác tư vấn, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tận mắt chứng kiến, hiểu được hoàn cảnh cuộc sống của nhiều bệnh nhân đến điều trị bệnh ở đây, điều dưỡng Nguyễn Văn Thắng tâm sự: “Một phần là do bệnh tật nên hoàn cảnh sống của đa số bệnh nhân HIV/AIDS đều khó khăn. Không ít bệnh nhân phải bươn chải tìm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội. Do cuộc sống mưu sinh đôi khi cũng ảnh hưởng đến thời gian đi tái khám của bệnh nhân, nhưng chúng tôi thông cảm và chỉ khuyên họ nên đi tái khám đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt. Trước đây, có bệnh nhân ở huyện Châu Thành phải chạy xe đạp lên tận trung tâm để lãnh thuốc vì hoàn cảnh nghèo không có tiền đi xe đò. Một số trường hợp đủ tiền đi lên, không đủ tiền đi về, chúng tôi cũng sẵn lòng giúp đỡ. Trung tâm cũng vận động xe đạp hỗ trợ cho một em nhiễm HIV khó khăn để em có điều kiện đi học”. Anh Thắng mong muốn có được những nguồn hỗ trợ từ phía mạnh thường quân để có thể giúp đỡ những bệnh nhân thật sự gặp khó khăn, góp phần động viên họ có thêm nghị lực để chiến đấu với bệnh tật và ổn định cuộc sống.
Trung tâm đang điều trị cho 10 trường hợp trẻ em nhiễm HIV, mỗi lần nghĩ về những mầm xanh mới lớn này mắc phải “căn bệnh thế kỷ”, các điều dưỡng, y, bác sĩ thấy thương cho số phận các em. Thực tế, điều trị cho đối tượng trẻ em còn khó hơn rất nhiều, nhất là tuân thủ quy trình, thời gian điều trị. Đau lòng nhất là khi các em đã dần hiểu chuyện, biết thắc mắc vì sao phải uống thuốc thường xuyên, khi đó khó nhất là tư vấn tâm lý để các em có thể tiếp nhận được thông tin mình bị nhiễm HIV. Những lúc như vậy, cả gia đình và y, bác sĩ đã phối hợp với nhau giúp đỡ các em vượt qua mặc cảm bệnh tật, tiếp tục điều trị và có niềm tin vào cuộc sống…
Trong khi cộng đồng vẫn còn không ít người kỳ thị phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS, những người như bác sĩ Long, bác sĩ Bình, điều dưỡng Thắng, với trách nhiệm và tấm lòng nhân ái, lại thấy gắn bó với người bệnh hơn. Nhờ sự tận tụy, chăm sóc chu đáo, thân tình, người nhiễm HIV đã thấy nhẹ nhàng, cởi mở và quan trọng là thấy mình cần sống tốt hơn để đáp lại tấm lòng của những dược sĩ, y, bác sĩ mỗi ngày điều trị cho mình!
Theo thông tin của BSCKII Trần Kim Long, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, từ năm 2009 đến nay, số bệnh nhân đăng ký điều trị ở phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS đã tăng rất nhiều. Lúc đầu chưa đầy 20 bệnh nhân, đến nay phòng khám đang điều trị cho trên 300 bệnh nhân, trong đó có gần 40 trường hợp ở Trại giam Kênh 5, bác sĩ đã xuống tận cơ sở để điều trị. Tỉnh đã thực hiện cơ bản đạt 2 trong 3 mục tiêu 90 đề ra theo lộ trình đến năm 2020, là 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV, 90% người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
(责任编辑:La liga)
- ·Khởi tố nữ giám đốc điều hành 12 công ty 'ma' gây thất thoát 30 tỷ đồng tiền thuế
- ·Cuộc đua thương mại điện tử ngày một nóng, 'gã khổng lồ' Alibaba rót tiếp 634 triệu USD vào Lazada
- ·Bột giặt LIX (LIX) di dời ngày trả cổ tức 2023 thêm khoảng 2 tuần
- ·Hoàng Thùy đảm nhận vai trò huấn luyện viên Đại Sứ Hoàn Mỹ 2020
- ·Bắc Ninh: 'Đổi 100ha đất lấy 1,39km đường', Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra làm rõ
- ·Hạ tầng giao thông là “chìa khóa” đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phát triển
- ·Khánh Vân lên đồ lộng lẫy đọ sắc cùng Lynk Lee trọng bộ ảnh cầu vồng
- ·Tiểu Vy đẹp ngút ngàn, làm chủ sàn diễn với vai trò First Face Vedette
- ·Quảng Ninh: Thương tâm nam thanh niên tử vong do tảng đá 10 tấn sạt lở trúng nhà
- ·Tân Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan là ai khiến Khánh Vân sợ khiếp vía?
- ·Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Hoa hậu H'Hen Niê nhuộm tóc vàng diện áo dài nhan sắc đẹp chuẩn Tây
- ·Á hậu Tường San thay 3 chiếc váy cưới tinh tế
- ·Đại diện Romania đối đầu Khánh Vân từng đạt danh hiệu á hậu Quốc tế
- ·Công nghệ in 3D: Bước đột phá trong ngành công nghiệp hàng không
- ·Cổ đông của Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sắp nhận được hơn 88 tỷ đồng tiền trả cổ tức đợt 1/2023
- ·Quy hoạch Điện VIII: Tiến độ rất cần, nhưng cần hơn nữa là chất lượng quy hoạch
- ·Lãi sau thuế năm 2023 giảm 83%, thị giá cổ phiếu Địa ốc First Real (FIR) cũng bất ngờ đi xuống
- ·Cập nhật liên tục điểm thi THPT quốc gia 2018 và link tra cứu điểm thi nhanh nhất
- ·Loạt doanh nghiệp ngành bia công bố kết quả kinh doanh tụt dốc